7 Công Việc Phải Trải Qua Để Trở Thành Người Quản Lý Nhà Hàng Chuyên Nghiệp

người quản lý nhà hàng chuyên nghiệp

Công việc quản lý nhà hàng làm những gì? Học gì để trở thành người quản lý nhà hàng chuyên nghiệp? Để trở thành một người quản lý nhà hàng chuyên nghiệp bạn cần trải qua 7 công việc này! Xem ngay thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây của LOOP để có những kỹ năng cần thiết nhé!

1. Quản lý nhà hàng là làm gì? 

Người làm công việc quản lý nhà hàng là đưa ra quyết định để điều hành, theo dõi tiến độ, hiệu quả của tất cả các hoạt động liên quan đến lĩnh vực phục vụ  nhà hàng như: quầy bar, nhân viên phục vụ, lễ tân, hài lòng của khách hàng. Nếu gặp bất cứ vấn đề, tình huống gì bất ngờ xảy ra tại nhà hàng thì người quản lý sẽ phải trực tiếp xử lý nhanh chóng và chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm.

Người quản lý nhà hàng chuyên nghiệp phải hội tụ 5 yếu tố sau đây:

  • Đam mê và yêu nghề dịch vụ nhà hàng
  • Am hiểu chuyên sâu nghiệp vụ 
  • Công minh giữa tình cảm và công việc
  • Yêu thương nhân viên hết lòng
  • Ứng biến nhanh với mọi tình huống
  • Có kỹ năng lắng nghe
  • Tính toán nhanh, không ngại các con số 

Xem thêm: Mở Nhà Hàng Cần Những Loại Chi Phí Gì?

2. 7 công việc nhất định người quản lý nhà hàng phải trải qua

Công việc quản lý nhà hàng không phải ai cũng có thể đảm nhận được. Ngoài sự đam mê, chịu khó và kiên nhẫn thì nhất định phải trải qua 7 công việc dưới đây nhất định sẽ trở thành người quản lý nhà hàng chuyên nghiệp.

Quản lý nhân sự

Quản lý nhà hàng đóng vai trò như một người chủ nhà hàng có trách nhiệm đề xuất và tuyển dụng nhân sự cho từng vị trí và đào tạo nghiệp vụ để họ làm việc.

Người quản lý phải chịu trách nhiệm phân công, sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên trong nhà hàng. Theo đó là theo dõi, đôn đốc họ làm việc đúng tiến độ để đạt tối đa nâng suất lao động. Tuân thủ các quy định lao động để chấm công hàng ngày, đánh giá năng lực từng nhân viên.

Ngoài việc quản lý nhân sự thì người quản lý còn phải khích lệ, tạo động lực làm việc cho họ bằng cách mang lại nhiều chế độ đãi ngộ về phúc lợi, xem xét tăng lương, quan tâm tình hình gia đình, sức khỏe của từng nhân viên để họ yên tâm làm việc.

quản lý nhà hàng chuyên nghiệp

Quản lý tài sản của nhà hàng 

Nhà hàng là nơi phục vụ ăn uống nên sẽ cần rất nhiều dụng cụ, vật dụng nấu ăn, ăn uống lớn, nhỏ. Người quản lý đề xuất mua sắm, thay mới những thứ cần thiết và theo dõi, kiểm tra số lượng từng loại để báo cáo cho cấp trên. 

Bên cạnh đó, các trang thiết bị như bàn ghế, máy lạnh, máy hút ẩm, các cửa ngỏ ra vào,…. Cũng phải theo dõi và tiến hành đề xuất sửa chữa khi xảy ra hư hỏng.

Xem thêm: Những Điều Cần Biết Khi Mở Nhà Hàng

Quản lý tài chính

Doanh thu của nhà hàng sẽ do người quản lý phụ trách theo dõi kiểm tra giữa các ca làm việc mỗi ngày. Quản lý có nhiệm vụ ghi chép sổ sách doanh thu để báo cáo theo tuần, tháng, quý cho cấp trên.

Các hóa đơn bán hàng người quản lý có trách nhiệm ký tên, tham gia sửa đổi nội dung hay hủy bỏ hóa đơn bán hàng theo quy định của nhà hàng.

Quản lý hàng hóa

Mỗi ngày nhà hàng nhập hàng hóa như thực phẩm, sản phẩm tẩy rửa, vệ sinh, khăn giấy,.. người quản lý có trách nhiệm ký tên nhận hàng, giám sát số lượng nhập vào, theo dõi quá trình vận chuyển, sắp xếp hàng hàng vào kho.

Đồng thời, người quản lý trực tiếp kiểm tra hàng hóa bị hỏng hóc và xử lý.

học quản lý nhà hàng

Quản lý chất lượng dịch vụ

Người quản lý nhà hàng đóng vai trò là thực khách để xem xét đánh giá chất lượng món ăn và phong cách phục vụ tại nhà hàng. Từ đó có hướng điều chỉnh hợp lý để nhà hàng phát triển hơn.

Đồng thời, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm người quản lý phải đặt lên hàng đầu. 

Quản lí dịch vụ khách hàng, giải quyết khiếu nại

Kinh doanh dịch vụ ăn uống sự hài lòng của khách hàng luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Một trong những nghiệp vụ quản lý nhà hàng đó là xử lý khiếu nại của khách hàng để họ thấy hài lòng.

Người quản lý kiêm cả việc lên kế hoạch theo dõi, đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng phục vụ, chất lượng món ăn và giá bán. Đồng thời, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng để giữ chân khách hàng.

quản lý nhà hàng tối ưu

Vận hành công việc

Đầu mỗi ca làm việc người quản lý nhà hàng sắp xếp công việc cho mỗi người. Thường niên họp đầu buổi làm để phổ biến tình hình nhà hàng và triển khai phương án làm việc mới.

Dám sát mọi hoạt động tại các vị trí phục vụ, lễ tân, bếp nấu để nắm bắt tình hình hoạt động của quán. 

Công việc của quản lý nhà hàng còn kết hợp với phòng marketing để triển khai chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng nhằm thu hút khách hàng. 

Quản lý nhà hàng là công việc thú vị cho những người năng động, thích giao tiếp. Tuy nhiên, lĩnh vực này đòi hỏi bạn phải thực sự đam mê, nhạy bén xử lý tình huống, chịu khó học tập và trao dồi kỹ năng nghiệp vụ cho đến các kỹ năng mềm mới có thể trở thành người quản lý nhà hàng giỏi. 

Qua bài viết trên LOOP hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được các công việc của một quản lý nhà hàng và biết cách trao dồi mình để trở thành một người quản lý nhà hàng chuyên nghiệp. LOOP chúc bạn thành công !

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x