Kinh Nghiệm Kinh Doanh Cafe Thành Công Cho Người Mới Bắt Đầu

kinh nghiệm kinh doanh cafe-01

Kinh doanh cafe dạo gần đây nổi lên như một xu hướng mới trong ngành Food & Beverage khi ngày càng nhiều người lựa chọn khởi nghiệp với mô hình này. Với những ưu điểm như nhu cầu khách hàng lớn, thị trường rộng, lợi nhuận cao, kinh doanh cafe ngày càng chứng minh được lợi thế to lớn của mình đồng thời cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh vô cùng gay gắt. Vậy hướng đi nào cho những người mới bắt đầu tránh khỏi kinh doanh thất bại khi mở quán cafe?

Không thể phủ nhận lợi nhuận khổng lồ mà kinh doanh cafe có thể đem lại nếu quán của bạn làm ăn phát đạt. Nhưng với thực trạng các quán cafe mọc lên như nấm hiện nay, việc tạo được nét riêng gây ấn tượng đã khó, việc đứng vững trên thị trường cạnh tranh gay gắt còn khó hơn. Nếu chỉ kinh doanh cafe theo xu hướng mà không có kế hoạch cụ thể, không đầu tư chất xám vào tìm hiểu, nghiên cứu thì chỉ chưa đến nửa năm, quán cafe của bạn sẽ phải đóng cửa, lãng phí số vốn ban đầu, thậm chí là lỗ nặng. Nhưng đừng lo, bài viết của LOOP Smart POS dưới đây sẽ chỉ ra những lỗi sai mà các chủ quán thường mắc phải khi mới bắt đầu cũng như những kinh nghiệm quý báu để kinh doanh thành công.

1. 5 sai lầm thường mắc phải khi kinh doanh cafe

Chưa nghiên cứu thị trường kỹ càng dẫn đến xác định sai khách hàng mục tiêu

Thị trường là một khái niệm vô cùng rộng lớn, nếu không xác định được nó đang diễn ra theo hướng nào thì chả khác gì bơi trong Thái Bình Dương cả. Nhiều người mang tâm lý chủ quan, không nghiên cứu thị trường trên nhiều phương diện hoặc nghiên cứu chưa sâu chưa kỹ, dẫn đến mở quán cafe mà thiếu cái này, hụt chỗ nọ và rồi bị chính các đối thủ cạnh tranh đè bẹp.

Nghiên cứu thị trường chính là bước bạn tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để xác định được khả năng của mình hiện tại. Làm tốt bước này, bạn sẽ định vị được đối tượng khách hàng chính xác hơn và có kế hoạch kinh doanh đúng trọng tâm. Đôi khi, bạn ôm đồm quá nhiều thứ sẽ khiến mọi việc thực hiện không đạt hiệu suất tối đa, do đó cần xác định được mục tiêu trọng tâm để đầu tư đúng cách.

Sai lầm trong lựa chọn mặt bằng và thi công thiết kế

Kinh doanh cafe cũng giống với nhiều loại hình kinh doanh khác, lựa chọn vị trí quán là điều vô cùng quan trọng. Sai lầm trong việc chọn vị trí mở quán thường là hệ quả của việc không xác định khách hàng mục tiêu của quán. Bạn vội vàng mở quán nên thường “chọn bừa” một địa điểm với giá thuê vừa phải hoặc tận dụng cửa hàng có sẵn của gia đình. Nhiều chủ quán mở quán cafe nhưng chưa sâu sát trong tận dụng không gian, dẫn đến quán có nhiều không gian chết không sử dụng. Chi phí thuê mặt bằng cao nhưng hiệu quả phục vụ kém dẫn đến thua lỗ hoặc vì quá ưng ý mặt bằng mà bạn chấp nhận giá thuê cao hơn so với mặt bằng chung của khu vực. 

Bạn cần chú ý đến việc thuê mặt bằng nhiều hơn bằng cách tìm hiểu những khu vực tập trung nhiều khách hàng mục tiêu, đi lại thuận tiện, an toàn, có chỗ để xe và có kế hoạch thiết kế thật thông minh để không lãng phí không gian. 

kinh nghiệm bán cafe-01

Kém chuyên nghiệp trong cách phục vụ và đào tạo nhân viên

Khách hàng bỏ tiền ra để mua đồ uống, mua không gian quán nên họ không bao giờ chấp nhận nếu không được phục vụ một cách tận tình, thân thiện. Nhiều quán cafe hiện nay đang coi nhẹ vấn đề đào tạo nhân viên cũng như cải thiện chất lượng phục vụ như để khách đợi lâu, tỏ thái độ khi khách không vừa ý, chưa thân thiện, hòa nhã… Đây đều là những điểm trừ rất lớn. Trong xã hội hiện đại với sự bao phủ của internet, chỉ cần một bài đăng chê hay phàn nàn về quán cafe của bạn trên mạng xã hội thôi cũng có thể khiến việc kinh doanh của bạn phải “đóng cửa”.

Thiếu tương tác với khách hàng

Đối với một cửa hàng kinh doanh đồ uống thì trải nghiệm khách hàng gần như là yếu tố quyết định xem quán của bạn có thể kéo chân khách trở lại quán thêm một lần nữa được hay không. Thông thường, trải nghiệm khách hàng càng tốt thì khách hàng càng yêu thích và quen thuộc với quán của bạn, từ đó họ sẽ có cảm giác muốn tận hưởng tiếp những trải nghiệm khiến họ thấy thoải mái.

Yếu tố quyết định nhiều nhất đến trải nghiệm khách hàng lại đến từ chất lượng phục vụ mà quán của bạn đem đến cho khách hàng. Đôi khi một vài cử chỉ thân thiện, một chút ưu đãi bất ngờ nho nhỏ lại khiến khách hàng thấy thân thiết với quán hơn. Một sự ân cần quan tâm từ quản lý hay nhân viên của quán sẽ khiến những vị khách có cảm giác thoải mái hơn. Tuy nhiên nhiều quán cafe lại đang chỉ coi đây là chỗ để “mua-bán” nên họ không niềm nở hay tích cực tương tác với khách hàng. 

Không có chiến lược Marketing-Quảng cáo cụ thể

Với tính cạnh tranh cao như hiện nay, bạn không chỉ bán hàng tại chỗ mà còn phải lôi kéo khách ở khắp nơi về quán của bạn. Chính vì điều này, việc marketing quảng cáo là rất quan trọng khi mở quán cafe. Nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc xây dựng thương hiệu và giúp bạn đạt được doanh thu mong muốn. 

Kênh tiếp thị online sẽ là kênh tiếp thị tuyệt vời và nếu biết cách tận dụng, khách hàng chắc chắn sẽ tìm đến bạn. Hãy đầu tư nghiêm túc vào mảng tiếp thị, triển khai các chương trình khuyến mãi, tăng cường bán hàng trên các app giao đồ ăn… 

Kinh doanh mà không tiếp thị thì chắc chắn sẽ thua lỗ. Đây là quy luật tất yếu cho bất cứ lĩnh vực nào, không chỉ riêng quán cafe. Hãy nằm lòng điều này để xây dựng chiến lược marketing cho quán cafe của mình.

Xem thêm: 5 Mô Hình Kinh Doanh Cafe Độc Đáo Bạn Nên Thử

2. 7 kinh nghiệm mở quán cafe thành công cho người mới bắt đầu

Nắm chắc thị trường kinh doanh cafe trong lòng bàn tay

Dân gian có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Và để thắng được trên trận địa “thương trường là chiến trường” như hiện nay, việc hiểu rõ thị trường và các cơ chế liên quan đến nó là điều đặc biệt quan trọng. Việc này sẽ giúp bạn định hướng được mô hình kinh doanh làm sao không bị tầm thường quá, tìm được đối tượng khách hàng mục tiêu hay lên được bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ và có tính khả thi.

Muốn nắm chắc được thị trường, trước tiên bạn cần học cách tự nghiên cứu, qua internet, học hỏi các tiền bối đi trước hay đến tận các quán cafe nổi tiếng tự trải nghiệm, khảo sát các quán cafe trong khu vực,… Việc gì mà bạn tự mình làm, bạn sẽ hiểu rất rõ về nó và biết phải làm gì tiếp theo. Thế nên đừng bao giờ bỏ qua bước này.

Lưu ý đến chi phí mở và duy trì quán cafe

Tài chính là huyết mạch của mọi công việc kinh doanh, là một yếu tố biến bản kế hoạch trên giấy thành hiện thực. Việc dự trù kinh phí chính là việc giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả, cần đầu tư vốn vào việc gì, những gì nên mua để không bị lãng phí tiền và thời gian mua sắm. Các loại chi phí mà bạn phải tính toán khi mở quán cafe là chi phí thuê mặt bằng, chi phí thiết kế không gian quán, chi phí mua nội thất, dụng cụ và nguyên liệu pha chế, chi phí thuê nhân viên và chi phí cho marketing…

Một điều quan trọng bạn cần xác định là một vài tháng đầu khi mới kinh doanh cafe sẽ chưa thể có lãi, đây là thực trạng chung. Bạn cần chuẩn bị cả chi phí để duy trì quán cafe trong những ngày chưa có lãi đó hay chi trả cho những chi phí phát sinh cần thiết. Một bản kế hoạch tài chính là điều bạn nên làm để tạo sự chính xác tuyệt đối trong quá trình thu chi, tránh việc bị thất thoát hay thiếu hụt tài chính.

kinh nghiệm làm cafe-01

Không nên tham lam mà hướng đến tệp khách hàng quá rộng

Kinh nghiệm mở quán cafe đầu tiên là hãy nhớ rằng lợi nhuận của quán cafe đến từ các khách hàng trung thành. Cafe là món đồ uống mà khách hàng có thể uống khá thường xuyên, thậm chí là uống hàng ngày, thế nên điều cần làm là lấy lòng những vị khách của mình để họ quay lại lần nữa. Khi quán cafe của anh chị đứng hàng đầu trong danh sách lựa chọn của họ, họ không chỉ là khách hàng thường xuyên mà còn giới thiệu những người bạn của họ tới nữa.

Vì thế hãy chú ý rằng anh chị nên tập trung vào những khách hàng trung thành này, vì họ là nơi cung cấp nguồn lợi nhuận ổn định nhất của quán. Đừng tham lam, coi ai cũng là khách hàng mục tiêu vì nhiều khách vãng lai chỉ đến một lần thôi, đầu tư quá nhiều cho tệp khách hàng này sẽ gây lãng phí mà lại không đem lại hiệu quả cao.

Tập trung giải quyết các vấn đề giấy tờ cần thiết

Khởi nghiệp mở quán cafe là bạn đang sở hữu một doanh nghiệp, vì thế cần phải chú ý xử lý tốt các vấn đề giấy tờ như: giấy phép kinh doanh, các thủ tục pháp lý, đăng ký tên quán trước chính quyền thật đầy đủ, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, xác định những loại thuế phải nộp theo quy định của nhà nước trước khi quán đi vào hoạt động.

Định hướng thiết kế theo mô hình quán cafe thông minh, mang nét riêng

Cuộc sống con người ngày càng hiện đại nhờ sự phục vụ của các thiết bị công nghệ điện tử, trí tuệ nhân tạo. Nên nếu quán cafe của bạn không có những dịch vụ đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của khách hàng như wifi, cổng sạc, giắc cắm chuyển đổi,… chắc chắn không ai đến quán bạn đâu. Hãy tìm hiểu và ứng dụng những phương thức thông minh như sử dụng năng lượng mặt trời, hệ thống quản lý bán hàng, các app gọi đồ để khách hàng ấn tượng và được trải nghiệm tốt nhất tại quán cafe.

Ngoài ra, để đứng vững trong thị trường kinh doanh cafe đầy cạnh tranh, quán cafe của bạn phải mang một phong cách, một nét đẹp riêng không pha lẫn đi đâu được. Hãy tìm một ý tưởng mình thích, biến tấu nó theo cách bạn muốn, đừng chạy theo xu hướng vì phong cách quán là yếu tố sẽ cố định hoạt động của quán cafe cũng như là bộ nhận diện thương hiệu đến với khách hàng. 

Tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ tại quán

Chất lượng dịch vụ là yếu tố tác động trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng, do đó cần được đầu tư tối đa. Bạn nên nghiên cứu các phương thức phục vụ khách hàng theo từng trường hợp cụ thể và đề ra quy định đào tạo nhân viên chuyên nghiệp. Bạn cần xây dựng một kế hoạch bài bản về tuyển dụng, đào tạo nghiệp vụ, sử dụng nhân lực, chính sách đãi ngộ,… cho các nhân viên tùy vào các vị trí như nhân viên pha chế và nhân viên phục vụ khác nhau để họ nắm bắt công việc và thỏa mãn với những lợi ích mình nhận được khi làm việc tại quán. 

Tính đặc thù của công việc kinh doanh quán cafe nằm ở chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Vì thế, để có thể xây dựng thiện cảm cho khách hàng, khiến họ hài lòng, bạn cần phải tạo dựng một quy trình chuẩn chung về dịch vụ khách hàng cho nhân viên, từ cách chào hỏi, giới thiệu đồ uống cho khách đến việc phục vụ, giải đáp thắc mắc,… cho họ.

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

Ngoài ra, việc quản lý hoạt động bán hàng bằng phương pháp thủ công thường mất nhiều thời gian và dễ dẫn đến sai sót, thất thoát. Bởi vậy, hiện nay các chủ kinh doanh quán cafe thường sử dụng phần mềm quản lý bán hàng như một công cụ đắc lực cho việc vận hành và quản lý quán của mình. Với số lượng đơn hàng nhiều và liên tục, việc sử dụng hệ thống bán hàng chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ nhân viên order cho khách nhanh chóng. Bên cạnh đó hệ thống còn giúp bạn kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình dễ dàng và chính xác hơn.

Bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý bán hàng của LOOP Smart POS. Đây là một phần mềm với hệ thống quản lý chuyên nghiệp với những tính năng nổi bật như:

  • LOOP Smart POS: Tối ưu hóa mọi quy trình bán hàng, tự động đồng bộ dữ liệu, quản lý chặt chẽ mọi lúc mọi nơi.
  • LOOP Inventory: Kiểm soát nhập xuất trong kho nhanh chóng, chính xác, nắm bắt tồn kho, cập nhật nguyên vật liệu tự động.
  • LOOP Payment: Giải pháp tích hợp đa phương thức thanh toán, bảo mật dữ liệu, xử lý giao dịch nhanh chóng.
  • LOOP Reporter: Theo dõi chi tiết 24/7, cập nhật báo cáo chuyên sâu theo thời gian thực, biểu đồ trực quan dễ nhìn.
  • LOOP Promotion: Triển khai chiến dịch Marketing thu hút và hiệu quả dựa trên các chương trình khuyến mại linh hoạt.
  • LOOP Supply Chain: Quản lý đồng thời nhiều chi nhánh, theo dõi tình hình kinh doanh chỉ với một lần nhấp chuột.

Kinh doanh cafe chưa bao giờ là một công việc dễ dàng mà đầy thử thách. Nếu bạn thực sự đam mê với nó, đừng ngần ngại mà biến suy nghĩ thành hành động thực tế. LOOP Smart POS mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn bỏ túi thêm nhiều kinh nghiệm kinh doanh cafe thành công khi mới khởi nghiệp. 

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x