Mang đến sự nhanh chóng và tiện lợi, các ứng dụng công nghệ ngày một phổ biến và được ưa chuộng hơn. Cuộc đua phát triển ứng dụng cũng ngày càng trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết với sự tham gia của nhiều ông lớn như Grab, Baemin, Shopee Food và cả GoFood; trong đó, GoFood là một trong những ứng dụng đặt đồ ăn được nhiều doanh nghiệp F&B lựa chọn. Cùng tìm hiểu tại sao GoFood lại có thể giữ vững phong độ giữa các ứng dụng công nghệ hiện đại và cách bán hàng dễ dàng trên GoFood.
I. GoFood là gì?
Là một phần thuộc hệ sinh thái của Gojek, GoFood chuyên cung cấp dịch vụ giao đồ ăn nhanh chóng và tiện lợi, hoạt động song song với các dịch vụ khác trên Gojek như GoCar (dịch vụ gọi xe hơi), GoRide (dịch vụ gọi xe máy) và GoSend (dịch vụ vận chuyển hàng tức thì).
Gojek ra đời vào năm 2010 và là một công ty khởi nghiệp chuyên về vận tải và hậu cần của Indonesia. Gojek bước chân vào thị trường Việt Nam với tên gọi GoViet nhằm dễ dàng tiếp cận được với khách hàng nội địa. Tuy nhiên sau 2 năm không quá bùng nổ, GoViet đã chính thức đổi tên thành Gojek để có sự đồng bộ với thương hiệu tại quê nhà và các nước khác.
GoFood chuyên cung cấp dịch vụ giao đồ ăn nhanh chóng và tiện lợi, hoạt động song song với các dịch vụ khác trên Gojek như GoCar, GoRide và GoSend
Trên thực tế, GoFood chỉ mới được ra mắt sau khi dịch vụ GoViet. Điều này giúp GoFood có sẵn lợi thế là đội ngũ giao hàng nhanh chóng và đông đảo hơn so với các ứng dụng khác. Và cũng như các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến khác, GoFood là nền tảng trung gian cho phép các nhà hàng, cửa hàng đăng tải món ăn và tiếp cận đến các khách hàng ở nhiều nơi khác nhau. Chính vì vậy, nhiều cửa hàng cũng đã và đang tìm kiếm cách đăng ký GoFood để mở rộng phạm vi kinh doanh của mình.
II. Bạn nhận được gì khi đăng ký bán hàng trên GoFood?
Tăng doanh thu – Tăng số lượng đơn hàng
Với xu hướng đặt hàng trên ứng dụng ngày càng trở nên phổ biến, không quá khó hiểu khi cửa hàng sẽ được biết đến nhiều hơn nếu trở thành đối tác bán hàng trên GoFood. Hơn thế nữa, GoFood cũng có sẵn đội ngũ marketing và thường xuyên tổ chức các chương trình ưu đãi. Các chủ doanh nghiệp có thể tham gia các chương trình này nhằm xuất hiện nhiều hơn trong các danh mục ưu đãi, giảm giá, từ đó tiếp cận và khuyến khích được nhiều người dùng lựa chọn món ăn của mình.
Tiết kiệm chi phí
Vì là một nền tảng trung gian nên khi bán hàng trên GoFood, các chủ doanh nghiệp sẽ không phải tốn chi phí mặt bằng và tiết kiệm được nguồn nhân lực do các đơn hàng đều được quản lý và vận hành trên hệ thống của GoFood. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp cũng sẽ không phải tốn phí khi đăng ký bán hàng trên nền tảng này.
Tuy nhiên, GoFood hiện đang áp dụng gói nhà hàng với mức chiết khấu là 25% cho mỗi đơn hàng thành công. Đây cũng là mức chiết khấu ở mức trung bình – cao so với nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ bán hàng online khác, đơn cử là PEKO (mức chiết khấu chỉ 5,8% +3.300đ phí giao dịch).
Tận dụng được lợi ích có sẵn từ GoFood
Vì là một phần của nền tảng gọi xe Gojek, GoFood không chỉ sở hữu số lượng người dùng đông đảo mà đội ngũ tài xế giao hàng cũng nhiều không kém, cho phép món ăn từ nhà hàng đến tay khách hàng nhanh chóng hơn với mức phí hợp lý hơn. Gojek cũng là ứng dụng được ra mắt khá lâu nên các quy trình đều sẽ được tối ưu và sẽ có sự ổn định và mượt về mặt công nghệ khi sử dụng.
III. Những lưu ý dành cho bạn khi đăng ký bán hàng trên GoFood
Lựa chọn bán hàng trên một nền tảng trung gian đồng nghĩa với việc các chủ doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh cùng nhiều cửa hàng khác. Chính vì vậy, muốn trở nên nổi bật hơn trong mắt khách hàng, chủ cửa hàng sẽ phải chú ý đầu tư nhiều hơn về mặt hình ảnh và thông tin món ăn bởi khách hàng sẽ chỉ có thể thông qua 2 yếu tố này để đưa ra những đánh giá của mình về món ăn trước khi đặt. GoFood cũng có những quy chuẩn nhất định về hình ảnh dành cho cửa hàng và tuyệt đối không được dùng ảnh thuộc sở hữu của các nhà hàng khác nếu chưa có sự đồng ý và cho phép.
Bên cạnh đó, các cửa hàng cũng hãy chuẩn bị các loại túi và bao bì cũng như các dụng cụ ăn uống để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất và nhận về những lượt đánh giá tích cực. Đây sẽ là cơ sở để các khách hàng chưa bao giờ đặt hàng tại quán có lý do lựa chọn quán của bạn.
Chủ cửa hàng cũng cần chuẩn bị sẵn các loại giấy tờ cần thiết như chứng minh hoặc căn cước công dân, giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu là công ty/hộ kinh doanh) để tiết kiệm thời gian chờ đợi.
IV. Cách đăng ký GoFood đơn giản nhất
Bước 1: Cung cấp thông tin
Để bắt đầu, nhà hàng cần truy cập vào đây vào trang đăng ký của GoFood và điền đầy đủ thông tin từng mục, bao gồm:
- Thông tin về người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền
- Thông tin về cửa hàng, bao gồm: tên, địa chỉ và số điện thoại liên hệ
Để không mất thời gian sửa chữa sau này chủ doanh nghiệp nên chú ý điền đủ, đúng thông tin vào form. Sau khi điền xong hãy nhập mã capcha và ấn “Đăng ký ngay” để hoàn tất.
Bước 2: Chờ xét duyệt đăng ký GoFood
Sau 7 đến 10 ngày kể từ khi nhập thông tin trên website, GoFood sẽ liên hệ lại qua email để xác nhận thông tin. Vì vậy, các chủ cửa hàng hãy thường xuyên kiểm tra email trong khoảng thời gian này, đồng thời chuẩn bị sẵn trước giấy tờ cần thiết trước khi ký hợp đồng để không mất thời gian chờ đợi, bao gồm:
- CMND/CCCD/Hộ chiếu (Đối với cá nhân)
- Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy phép kinh doanh (Đối với hộ kinh doanh cá nhân hoặc Công ty).
- Giấy ủy quyền có dấu mộc công ty (Nếu có)
- 5 món đại diện trong thực đơn của cửa hàng
Cách đăng ký bán hàng trên GoFood của Gojek đơn giản nhất
Bước 3: Hoàn tất hợp đồng
Sau khi quá trình xác nhận thông tin hoàn tất, nhân viên hỗ trợ đối tác của GoFood sẽ gửi hợp đồng và bắt đầu ký kết, thống nhất thỏa thuận với hai bên. Đây cũng là lúc cửa hàng chính thức trở thành đối tác bán hàng trên GoFood và đã có thể truy cập để đăng tải thông tin quán lên app.
Bước 4: Cập nhật thông tin quán sau khi đăng ký GoFood và bắt đầu bán hàng
Sau khi đã hoàn tất thủ tục, ký hợp đồng, chủ doanh nghiệp hãy truy cập app, chọn mục GoFood để tìm cửa hàng và cập nhật thông tin quán và điều chỉnh menu hoặc thông tin món nếu cần thiết.