Thị trường bán lẻ Việt Nam đang ngày càng phát triển cả về chất lượng và quy mô. Với sự “xâm thực” của cách mạng công nghệ 4.0, ngành bán lẻ trong năm 2022 được định nghĩa với các từ khóa sau: tích hợp, tốc độ, tiện lợi và tự động hóa. Hãy cùng LOOP SMART POS tìm hiểu và bắt kịp những xu hướng đáng chú ý hiện nay.
Trong phần tiếp theo của chuỗi chủ đề 10 XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH BÁN LẺ, ở phần này chúng ta sẽ cùng tiếp tục tìm hiểu ảnh hưởng của công nghệ đến sự phát triển của ngành dịch vụ.
Mục lục bài viết
6. Sử dụng Robot phục vụ
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, vào năm 2025, có tới 52% công việc hiện nay của con người sẽ do máy móc tự động đảm trách – nhân sự hoạt động trong hàng chục ngành nghề sẽ được thay thế hàng toàn bằng robot. Chúng ta cần phải thừa nhận rằng, công nghệ gần như đang làm chủ thế giới và robot chính là “hiện thân” hữu hình nhất cho sự thay thế vô cùng hiệu quả cho công việc của con người.
Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo sẽ không có tư duy hay tạo ra cảm xúc, sự sáng tạo như con người; đó là lý do vì sao robot sẽ không thể thay thế hoàn toàn con người trong nhóm ngành dịch vụ như du lịch, khách sạn, sáng tạo nghệ thuật hay giáo dục.. có chăng, nó chỉ đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ, thực hiện một số phần việc giúp công việc của con người được giảm tải và mang lại hiệu quả cao hơn.
7. Các nhà bán lẻ tiếp tục thử nghiệm việc tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa
Các bài báo về ngành bán lẻ thường nhắc đến việc cá nhân hóa trải nghiệm cho khách hàng. Tuy nhiên, trong suốt 5 năm qua, đây chỉ là một lời hứa hoàn toàn sáo rỗng. Ngành bán lẻ cho đến nay vẫn thất bại trong việc tạo ra các trải nghiệm cá nhân hóa. Bạn không thể tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa thực sự cho khách hàng nếu chỉ dựa vào dữ liệu cookies trên mạng.
Việc cá nhân hóa không chỉ thay đổi xu hướng tiêu dùng của khách hàng, nó còn thay đổi ngành công nghiệp quảng cáo. Cấp độ phát triển tiếp theo của cá nhân hóa sẽ yêu cầu những dữ liệu khách hàng phức tạp hơn cũng như những hỗ trợ thông minh hơn. Sự cá nhân hóa đang mang đến một phương thức tiếp cận tập trung vào khách hàng hơn bằng cách giúp họ tìm kiếm sản phẩm, tạo ra sản phẩm theo nhu cầu của họ và thông báo cho họ về những sản phẩm mà họ yêu thích.
8. Chuyển đổi từ Email sang SMS
Khi mà các mạng xã hội như Facebook, Twitter đang dần bão hòa về tương tác, các nhà bán lẻ sẽ cần phải có mặt trên các ứng dụng tin nhắn như Snapchat, WeChat, Facebook Messenger nhiều hơn; mang đến một phương thức truyền thông trực tiếp hơn, phù hợp hơn với hành vi sử dụng của khách hàng. Với những công cụ này, nhà bán lẻ có thể cung cấp cho khách hàng những thông báo hữu ích như thông tin khuyến mãi của một sản phẩm ưa thích, xác nhận đặt hàng, những sản phẩm mới mà họ muốn giới thiệu…
Sự phát triển của Voice-AI (trí thông minh nhân tạo hoạt động dựa trên giọng nói) cũng sẽ dẫn đến sự suy giảm về lượng tương tác đối với Email. Tuy rằng Email là một công cụ giá rẻ và mang lại ROI cao, nhưng với khách hàng – công cụ này đơn giản sẽ không còn là tối ưu nhất nữa.
9. Tự động Checkout
Checkout tại quầy thanh toán là một khái niệm quen thuộc đối với ngành bán lẻ. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, việc tự động checkout sẽ trở thành xu hướng trong thời gian tới. Những cửa hàng không có nhân viên thu ngân sẽ trở nên phổ biến. Bạn có thể đăng nhập vào hệ thống bán hàng (POS) với một QR Code và việc đăng nhập này sẽ thay thế cho việc checkout.
10. Thực tế ảo trở thành kênh bán hàng thực sự
Cuộc chiến về mua hàng bằng giọng nói không phải là cuộc chiến duy nhất sẽ diễn ra trong ngành bán lẻ. Các nhà cung cấp nền tảng như Google, Apple, Facebook… đang cạnh tranh với nhau về mảng thực tế ảo tăng cường (AR) trên điện thoại. Qua đó, thay vì dành thời gian, tiền bạc để cập nhật đồ đạc hoặc sắp xếp lại lối đi; nhà bán lẻ có thể tạo mô hình 3D và truyền tải thông tin trọng tâm đến khách hàng.
Để không bị bỏ lại trong cuộc cách mạng kỹ thuật số, đây là thời điểm để doanh nghiệp bắt đầu đặt ra những câu hỏi cụ thể và tìm câu trả lời trong việc hoàn thiện hóa các mô hình bán lẻ của mình.