10 xu hướng công nghệ tác động trực tiếp đến ngành bán lẻ năm 2022 (P1)

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang ngày càng phát triển cả về chất lượng và quy mô. Với sự “xâm thực” của cách mạng công nghệ 4.0, ngành bán lẻ trong năm 2022 được định nghĩa với các từ khóa sau: tích hợp, tốc độ, tiện lợi và tự động hóa. Hãy cùng LOOP SMART POS tìm hiểu và bắt kịp những xu hướng đáng chú ý hiện nay.

1. Thanh toán bằng điện thoại mở ra một lĩnh vực mới: Thanh toán không cần dùng tiền mặt

Trung Quốc đã bước vào thời kỳ không dùng tiền mặt nhờ vào Alipay và WeChat Pay, phần còn lại của thế giới vẫn đang còn đuổi theo xu hướng với Walmart Pay, Amazon Pay, Apple Pay và sắp tới là thanh toán bằng tiền ảo.

Thanh toán qua Samsung Pay – đơn giản, nhanh chóng

Khi có nhiều sự lựa chọn thanh toán trên điện thoại hơn, việc người tiêu dùng chuyển đổi từ tiền mặt, thẻ sang thanh toán trên điện thoại, phương thức có lợi thế về tốc độ thanh toán, sẽ chỉ còn là vấn đề về thời gian. Đồng thời, khi mà ở Nhật, người ta đã có thể trả tiền mua hàng tại các shop bằng Bitcoin, thì việc tiền ảo len lỏi vào các cửa hàng khắp thế giới với một hình thức tiện lợi hơn chắc chắn sẽ xảy ra không sớm thì muộn.

2. Tăng trải nghiệm khách hàng

Khảo sát của DKSH Smollan trên toàn cầu cho thấy gần 70% quyết định của người mua sắm được hình thành trong cửa hàng. Đồng thời, gần 25% người tiêu dùng nhận thấy rằng những sản phẩm mà họ đã mua ngoài kế hoạch là do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như việc trưng bày trên quầy kệ, thái độ phục vụ nhân viên,…

Cách trưng bày ảnh hưởng đến việc mua sắm của khách hàng

TS. Đào Xuân Khương (Tiến sĩ bán lẻ hiện đại) cho rằng hành trình mua sắm của khách hàng là một trải nghiệm cảm xúc và cửa hàng có thể dễ dàng can thiệp vào quyết định mua hàng của người tiêu dùng nếu đánh đúng vào cảm xúc, ham muốn được thoả mãn của họ. Với những chuỗi cửa hàng bán lẻ hoặc các đại lý của các nhãn hàng lớn, họ có thể dễ dàng triển khai những cửa hàng có thiết kế đẹp, có ý tưởng độc đáo, tác động đến cảm xúc khách hàng nhanh. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn có những cách thức riêng để kích thích quyết định mua sắm của người tiêu dùng.

3. Tìm kiếm bằng giọng nói trở nên phổ biến với GENZ (1991-2001)

Những người trẻ thường nhạy cảm với xu hướng hơn. Có rất nhiều chứng cứ cho thấy rằng thế hệ GenZ (sinh khoảng năm 1991 – 2001) đang quen dần với việc sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói qua smartphone. Có nghĩa rằng, GenZ chính là chìa khóa tương lai, đưa hình thức mua sắm bằng giọng nói trở nên phổ biến.

Google Home và loa được hỗ trợ bởi Alexa đang chiến đấu trong thị trường mới nổi
– mua sắm dựa trên giọng nói

Nhóm những người tiêu dùng Trung Quốc và Ấn Độ sử dụng mua sắm bằng giọng nói sẽ trở nên quan trọng đối với tương lai của ngành thương mại điện tử thế giới. Theo một số nghiên cứu, những người sử dụng Voice-AI ( trí thông minh nhân tạo qua giọng nói) mua sắm nhiều hơn 10% so với những người sử dụng phần mềm mua sắm bình thường, và con số này sẽ tăng lên khi mà Voice-AI trở nên thông minh hơn và thế hệ GenZ lớn lên.

4. Cải tiến để tiếp cận GENY (1981-1991)

Trong năm 2019, các nhà bán lẻ cần thay đổi để phù hợp với khách hàng thuộc thế hệ GENY (1981 – 1991) – những người có cách suy nghĩ và sở thích về trải nghiệm mua sắm hoàn toàn khác.

GENY yêu thích việc xem story, dẫn đến sự ra đời của video quảng cáo 6s

Thế hệ GENY hứng thú với những trải nghiệm online phong phú, hấp dẫn; đặc biệt là những trải nghiệm có thể chia sẻ với người khác, đồng thời ưa thích những thương hiệu có sự sáng tạo và thường xuyên khuyến mãi. Cái họ mong muốn chính là sự tích hợp mua sắm đa kênh; đồng thời là sự thấu hiểu, đáp ứng được những nhu cầu đang thay đổi nhanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, thế hệ này sẽ trung thành với những nhà bán lẻ cung cấp được những giá trị đồng nhất từ hình ảnh thương hiệu đến chất lượng sản phẩm, độ tin cậy và ảnh hưởng từ influencer.

5. Sự trở lại của QR code

Hiện nay, trên nhiều quốc gia đã và đang phát triển đều sử dụng mã QR phổ biến như: Hàn Quốc có thể đi xe bus mà không cần tiền mặt, ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã lên kế hoạch xây dựng “xã hội phi tiền mặt” vào năm 2020.

Thanh toán nhanh chóng qua QR Code

Ở Việt Nam, với dân số hơn 90 triệu người – phần lớn là người trẻ, khoảng một nửa dân số được tiếp xúc nhiều với Internet và đến 70% dân số sử dụng smartphone. Nhóm khách hàng sử dụng smartphone hầu hết là những người trẻ, có kiến thức và ham trải nghiệm. Họ ưa chuộng các phương thức thanh toán mới, đặc biệt là các phương thức được tích hợp trên nền tảng di động, cụ thể là mã QR.

Để không bị bỏ lại trong cuộc cách mạng kỹ thuật số, đây là thời điểm để doanh nghiệp bắt đầu đặt ra những câu hỏi cụ thể và tìm câu trả lời trong việc hoàn thiện hóa các mô hình bán lẻ của mình.

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x