Với tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, là một người chủ cửa hàng, bạn không hề chậm chân. Tham vọng tiếp tục kinh doanh ổn định, bạn nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh từ offline sang online.
Phân bố lại nhân sự, tăng cường hỗ trợ bán hàng trên fanpage hay tập trung quảng bá, xây dựng nhiều các chương trình khuyến mại khủng trên mạng xã hội liên tục đều được tích cực áp dụng. Tuy nhiên, lượng đơn hàng đổ về vẫn không đáng kể là bao.
Nếu bạn vẫn chưa tìm ra lý do thành công đến chậm, hãy kiểm tra ngay 4 sai lầm doanh nghiệp thường mắc khi kinh doanh online dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Không nghiên cứu thị trường
Trước khi bắt đầu bán hàng qua mạng, bạn đã tìm hiểu thị trường sản phẩm chưa? Mặt hàng bạn bán là của hiếm hay được phủ sóng rộng rãi trên mạng xã hội đều là những yếu tố quyết định tới việc kinh doanh của bạn.
- Nếu sản phẩm của bạn chưa được ai bán hay ít người cung cấp trên thị trường, hãy bắt đầu kinh doanh ngay! Lợi nhuận cao nhất và khả năng chiếm lĩnh phần lớn thị trường luôn ưu ái những người đi trước. Bạn chậm chân một chút, trái ngọt sẽ dành cho người khác.
- Nếu sản phẩm của bạn không phải là mặt hàng mới trên thị trường, đừng nản lòng, tập trung khai thác điểm mạnh khác biệt của mặt hàng bạn cung cấp. Nổi bật trên thị trường và ghi điểm trong lòng người tiêu dùng sẽ là điểm nhấn khiến sản phẩm của bạn được khách hàng nhớ và mua.
Đừng lựa chọn sản phẩm để bán theo cảm tính khi bạn NGHĨ là bản thân thích và sẽ kinh doanh thành công chúng. Hãy tiến hành nghiên cứu thị trường, thu thập và phân tích thông tin, kết quả có được sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác khi lựa chọn sản phẩm kinh doanh.
2. Bỏ qua nghiên cứu đối thủ
Trước khi kinh doanh online, bạn đã nhìn quanh để thấy mình cần đối đầu với những ai chưa, hay chỉ chăm chăm vào cửa hàng của mình?
Nếu câu trả lời là chưa thì bạn đang mắc phải một sai lầm cực lớn!
Bạn không phải là người duy nhất cung cấp sản phẩm trên thị trường, trước bạn thậm chí có nhiều người đang kinh doanh tốt hơn với quy mô lớn và giá cả cạnh tranh. Vì thế chẳng có lý do gì khiến khách hàng chọn bạn thay vì những đối thủ mạnh kia.
Tuy nhiên, hãy bình tích và tiến hành phân tích thị trường. Nếu đối thủ cung cấp những sản phẩm cùng ngành hàng thì:
- Họ có bán những sản phẩm giống bạn hay không?
- Sản phẩm được bán với giá nào?
- Có đang áp dụng chương trình khuyến mãi nào không?
- …
Tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và cơ hội sẽ giúp bạn đề ra phương án đối phó. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
Ví dụ, bạn thấy đối thủ của mình sử dụng hình ảnh không đẹp, hãy đầu tư nhiều hơn vào hình ảnh quảng bá để sản phẩm của bạn bắt mắt hơn khi người tiêu dùng chọn lựa.
Nắm được điểm yếu của đối thủ, phát triển điểm mạnh của bản thân để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sẽ là lợi thế lớn cho sản phẩm của bạn cạnh tranh trên thị trường.
3. Không nắm rõ chân dung khách hàng
Mỗi mặt hàng khi được kinh doanh đều được nhắm tới một nhóm đối tượng nhất định. Không biết khách hàng là ai và họ muốn gì sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng khi kinh doanh online.
Nếu chân dung khách hàng của bạn vẫn đang là một bức tranh mờ, hãy lấy giấy bút ra và trả lời những câu hỏi sau:
- Khách hàng của bạn là ai?
- Khách hàng của bạn sống ở đâu ?
- Khách hàng của bạn quan tâm điều gì?
- Khách hàng của bạn muốn được thoả mãn điều gì?
- Điều gì khiến khách hàng mua hàng của bạn?
- …
Càng nhiều câu hỏi được trả lời, bạn sẽ càng hiểu và nắm được phương pháp tiếp cận khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.
Khi thấy rõ bức chân dung chi tiết về đối tượng mục tiêu, tất cả những gì bạn cần làm là thỏa mãn những nhu cầu, băn khoăn hay mong muốn của họ.
4. Không cung cấp quy trình bán hàng rõ ràng
Trong vài tuần trở lại đây, không thể phủ nhận, lượng khách hàng tập trung trên các mạng xã hội đang tăng lên và thời gian họ sử dụng mạng xã hội cũng nhiều thêm đáng kể. Tuy nhiên, họ cũng bị bủa vây bởi lượng thông tin quảng na ná nhau đang tăng lên theo cấp số nhân.
Sự khác biệt ở đây nằm ở việc nắm rõ tâm lý và quá trình quyết định mua sắm của khách hàng. Bạn đã làm rất tốt mặt hình ảnh và nội dung quảng cáo, đừng đánh mất khách hàng chỉ vì không thể cung cấp cho họ phương pháp mua hàng rõ ràng, tiện lợi.
Khi mong muốn mua hàng đủ lớn và chuyển đổi sang quyết định mua hàng, một đường link đặt hàng trực tuyến sẽ là lời mời chào ngọt ngào không thể cưỡng lại được với bất kỳ ai.
Nếu bạn chưa biết, với Peko eShop – nền tảng website được phát triển bởi LOOP, mọi cửa hàng đều có thể sở hữu một website bán hàng của riêng mình với quy trình mua sắm được tối giản trong 1 bước.
Tất cả những gì bạn cần làm là liên kết trang đặt hàng với nút Shop now trên Facebook hoặc thậm chí đơn giản hơn là gắn link Peko eShop của riêng mình dưới mỗi bài đăng.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn khi kinh doanh mùa dịch, LOOP thực hiện chính sách miễn phí khởi tạo website trên Peko eShop cho 10.000 cửa hàng đầu tiên.
Tăng số lượng đơn hàng ngay hôm nay với website bán hàng online tại Peko eShop, đăng ký tại: https://forms.gle/SjQYFcUVrKpPjrNo9
LOOP Smart POS cùng bạn vượt qua đại dịch!