Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số, việc sở hữu một website bán hàng là điều kiện quan trọng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp F&B, nhất là trong thời gian này, khi mọi hoạt động phục vụ ăn uống tại chỗ đều không được cho phép.
Để có cái nhìn tổng quát hơn về website thương mại điện tử, trước hết bạn nên biết thương mại điện tử là gì:
“Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính” – theo Wikipedia.
Vậy để thực hiện hoạt động thương mại điện tử, khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử quy định rõ khái niệm về Website thương mại điện tử như sau:
“Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng”
Hiểu rõ về thương mại điện tử hay trang web thương mại điện tử sẽ là nền tảng giúp bạn làm chủ hình thức kinh doanh mới mẻ này.
Tuy nhiên, hiện nay, đang có nhiều những hiểu biết sai lầm về kênh bán hàng tiềm năng này khiến nhiều chủ cửa hàng F&B chưa thực sự chú trọng đầu tư phát triển website bán hàng riêng.
Là một chủ cửa hàng, bạn có chắc mình hiểu đúng về trang web thương mại điện tử không?
Mục lục bài viết
1 . Chỉ những công ty lớn mới cần lập website bán hàng?
Bạn thường thấy những doanh nghiệp F&B có quy mô lớn mới sử dụng đến website bán hàng và bạn nghĩ chỉ đến khi có lượng đơn hàng khổng lồ như thế thì mới cần xây dựng một website riêng?
Đó mới chỉ là một phần lợi ích mà kênh thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp, trên thực tế, miếng bánh lợi ích còn to hơn gấp nhiều lần:
Xây dựng data khách hàng
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng cho mình một chân dung khách hàng cụ thể. Chân dung khách hàng càng chi tiết bao nhiêu thì việc xây dựng phương án tiếp cận họ càng có tỷ lệ thành công cao bấy nhiêu.
Việc trực tiếp nhận đơn hàng qua website riêng sẽ giúp chủ cửa hàng thu thập được những thông tin khách hàng chi tiết về nhiều mặt như nhân khẩu học, sản phẩm ưa thích, hình thức thanh toán thường được sử dụng,…
Những thông tin này chính là cơ sở dữ liệu giúp mỗi doanh nghiệp xác định được phương hướng kinh doanh đúng đắn cho mục tiêu phát triển lâu dài.
Tăng doanh thu
Có đến 80% doanh thu đến từ khách hàng thân thiết. Họ là người đã biết tới bạn, đã đặt mua và trải nghiệm sản phẩm. Do đó chi phí marketing đến tập khách hàng này cũng ít hơn đáng kể so với số tiền cần phải bỏ ra để có được những khách hàng mới.
Dựa trên data khách hàng thu thập được thông qua website, xây dựng phương án marketing phù hợp cho khách hàng thân thiết chắc chắn sẽ đem tới khoản tăng doanh thu không ngờ.
Giảm thiểu chi phí do bên thứ 3
Hiện nay, đa số các cửa hàng F&B thường chọn phương thức bán hàng online thông qua việc liên kết với bên thứ 3 như Now.vn hay Grabfood.
Không thể phủ nhận, những sàn giao dịch thương mại điện tử này thường đem tới cho doanh nghiệp lượng khách hàng ổn định nhờ lượng người dùng cao. Tuy nhiên, chi phí hoạt động trên các trang web này cũng không hề rẻ và chiết khấu trên mỗi đơn hàng thành công có thể lên tới 30% – một khoản phí khá “xót” đối với nhiều cửa hàng.
Có thể thấy, tạo website bán hàng riêng là một khoản đầu tư 1 vốn 4 lời. Không chỉ mang lại doanh thu trong thời điểm dịch Covid đang hoành hành, một trang thương mại điện tử sẽ là vốn liếng để bạn phát triển doanh nghiệp trong tương lai.
2. Giỏi công nghệ mới có thể vận hành website bán hàng của riêng mình?
Chúng ta mới chỉ ở trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, kiến thức về công nghệ thông tin chưa hoàn toàn được phổ cập khiến nhiều chủ doanh nghiệp không tự tin khi đưa ra quyết định quản lý một trang web điện tử.
Thái độ này chắc chắn cần được thay đổi nếu bạn muốn trở thành kẻ mạnh trong thị trường F&B đầy cạnh tranh.
Có rất nhiều cách để một doanh nghiệp có thể vận hành một website thương mại điện tử:
Cách 1 – Hợp tác với bên thứ 3
Bạn hoàn toàn không biết gì về công nghệ? Chẳng sao cả, hiện nay có rất nhiều các công ty công nghệ được thành lập, cung cấp dịch vụ xây dựng website cho doanh nghiệp.
Trao đổi ý tưởng của bạn với đối tác, họ không chỉ tạo cho bạn một website như ý mà còn hỗ trợ bạn vận hành kênh kinh doanh mới hiệu quả.
Cách 2 – Sử dụng các nền tảng xây dựng website
Dành cho những chủ doanh nghiệp mong muốn tự tay tạo website của riêng mình, các nền tảng nổi tiếng như WordPress hay Wix đều có thể giúp bạn làm được điều đó.
Không mất quá nhiều thời gian học, với các nền tảng hỗ trợ kể trên, bạn hoàn toàn có thể tự tay “xây” một website hợp ý mình.
Cách 3 – Đăng ký sử dụng Peko eShop
Cách đơn giản nhất để có ngay một website kinh doanh online cho cửa hàng chính là đăng ký sử dụng Peko eShop – nền tảng tạo website bán hàng trực tuyến cho mọi doanh nghiệp F&B.
Chỉ với 2 bước đơn giản:
- Nhập menu điện tử.
- Chọn giao diện và khởi tạo website.
Taddaa, bạn đã có thể bắt đầu bán hàng trực tuyến trên trang web của riêng mình rồi.
3. Bán hàng trên website tốn nhiều chi phí
Kinh doanh thông qua kênh website có tốn nhiều chi phí hay không, thực ra, phụ thuộc vào chính chủ doanh nghiệp.
|
Nếu bạn muốn hoàn toàn “nhẹ gánh” trong quá trình lập website nhưng vẫn muốn tiết kiệm chi phí thì hợp tác với các freelancer là một giải pháp không tồi.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều những coder làm việc tự do. Họ thường nhận làm website cho các doanh nghiệp với mức chi phí chỉ bằng khoảng 40% với các công ty. Tuy nhiên vì đặc thù của các freelancer là làm việc một mình nên thời gian hoàn thiện website thường bị kéo dài. |
|
Tiết kiệm hơn cả phương án thuê freelancer, việc tự tạo website trên WordPress hay Wix còn giúp bạn giảm chi phí nhiều hơn nữa. Với một website cơ bản dùng để bán hàng, bạn chỉ tốn khoảng 2 triệu đồng mỗi năm để vận hành mượt mà.
Điểm bất lợi duy nhất của phương pháp này, như mục 2 đã đề cập, chính là việc bạn phải tự học cách lập trình và sử dụng trang web. |
|
Nếu bạn chưa biết, nền tảng Peko eShop đã được chính thức ra mắt. Với mong muốn hỗ trợ các chủ cửa hàng F&B vượt qua cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19, hiện nay 10.000 doanh nghiệp đầu tiên đăng ký sử dụng sẽ được miễn phí khởi tạo website.
Đây chính là cơ hội có 1-0-2 cho các chủ doanh nghiệp đang nung nấu ý định bước chân vào thị trường giao dịch điện tử tiềm năng đầy sôi động. |
Là một chủ doanh nghiệp, bạn có đang bỏ qua cơ hội bứt phá cho chính mình hay không, đăng ký trở thành 1 trong 10.000 doanh nghiệp đầu tiên tại: https://forms.gle/SjQYFcUVrKpPjrNo9
Tạm kết
Dịch Covid-19 có thể khiến doanh nghiệp thiệt hại trước mắt nhưng đây cũng chính là cơ hội cho một bước chuyển mình đầy mạnh mẽ, mở ra hướng đi mới trong quá trình chinh phục thị trường cho các doanh nghiệp F&B. Phân tích thị trường và đầu tư hợp lý ngay từ bây giờ sẽ là vũ khí sắc bén cho bạn khi đấu trường kinh doanh sôi động trở lại trong tương lai.