Trong khi ngành Dịch vụ – Ẩm thực ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế, ngược lại, chúng ta cũng học hỏi và chắc lọc những ưu điểm từ thế giới mang về Việt Nam. Hơn hết, những cái tên như Bartender, Barista ngày càng trở nên điên loạn khi nhu cầu tuyển dụng những vị trí pha chế thuận tay tăng đột biến trong những năm trở lại đây, đặc biệt tại các thành phố có sự hội tụ của nhiều nền văn hóa ẩm thử khắp cả nước.
Nghề Barista đang dần trở thành lựa chọn nghề nghiệp yêu thích của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, khi muốn dấn thân vào một ngành nghề nào đó, bạn nên tìm hiểu thật kỹ và bên có những bước chuẩn bị cho những bước đi của mình.Hãy đọc hết bài viết bên dưới để hiểu thêm về nghề Barista nhé.
Mục lục bài viết
1. Barista là ngành nghề gì?
Dùng văn từ hoa mỹ khi nói đến ngành nghề Barista chính là người đảm nhận công việc pha chế các loại thức uống từ cafe, là người đảm nhận vai trò chính trong việc pha chế của một dịch vụ kinh doanh về lĩnh vực ẩm thực.
Barista sẽ được gọi là một nghệ nhân khi họ là người thổi hồn vào các tách cafe được vẽ, được trang trí đầy nghệ thuật, đó chính là nghệ thuật. Barista thường pha chế những thức uống từ cafe như : Cappuccino, Latte, Macchiato, Latte macchiato, Mocha, Espresso con panna, cafe Americano,… sáng tạo nên những thức uống vừa đẹp mắt vừa ngon miệng được nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay như: Espresso đá, Espresso Shakerato, Cappuccino đá, Freddo, Mocha đá,…
2. Công việc chính của một Barista là gì?
Barista giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp đó khi họ vừa phải pha chế các thực phẩm hiện tại nhưng không thể dừng lại và phải sáng tạo thêm nhiều loại đồ uống khác để kịp thời đáp ứng các nhu cầu ngày càng thay đổi của con người ngày nay.
Ngoài ra, Barista còn phải làm các công việc phù khác như:
– Kiểm tra chất lượng nguyên liệu khi nhập hàng và tự chuẩn bị dụng cụ, máy móc thiết bị pha chế;
– Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên tủ lạnh, tủ đông, điều chỉnh các thông số trên máy xay, máy pha cà phê đạt chuẩn;
– Cùng với nhân viên phục vụ, tư vấn và sáng tạo thức uống cho khách tùy theo sở thích;
– Đảm bảo vệ sinh khu vực tại quầy, các dụng cụ và thiết bị khác trong suốt quá trình sử dụng và sau khi sử dụng;
– Làm việc nhóm và phối hợp kiểm tra, bảo trì máy móc.
3. Barista và Bartender khác nhau như thế nào?
Nếu Barista là người đảm nhận công việc pha chế cafe, có những kiến thức sâu rộng về các hạt cafe thì Bartender là người đảm nhận công việc pha chế từ thức uống có cồn, có bầu trời kiến thức về các loại rượu, họ có thể làm việc ở quán bar, quầy bar khách sạn hoặc nhà hàng. Do đó, cùng là một công việc pha chế nhưng nó sẽ có cách pha chế khác, công thức khác với những loại thực phẩm khác nhau.
Trên thực tế, Bartender là công việc cần yêu cầu yếu tố kỹ thuật nhiều hơn so với Barista vì đơn giản Barista chỉ cần pha chế được loại thức uống đó vừa ngon vừa đẹp mắt, còn Bartender không chỉ như thế, đôi khi họ cần biểu diễn các động tác điêu luyện như xoay trên không, dựng tháp rượu, hoặc sẽ có những công cụ gây nguy hiểm hơn như lửa hoặc khí đốt.
4. Barista có cơ hội thăng tiến hay không?
“Sự thật phũ phàng rằng ngành nghề Barista lại không có nhiều sự thăng tiến”- đó là một suy nghĩ sai lầm vì ngành nghề nào cũng sẽ được vẽ một lộ trình thăng tiến, quan trọng là bạn có biết tìm đến đường đi đó hay không.
Nếu được làm việc trong các khách sạn – resort lớn thì lộ trình thăng tiến của Barista sẽ cao hơn như: Barista, Barista trưởng, giám sát bộ phận pha chế, quản lý nhà hàng-bar,…. Và điều dĩ nhiên, thăng tiến càng cao mức thu nhập của bạn cũng sẽ tỉ lệ thuận theo nó.
Xem thêm: Tăng Thu Nhập Với 15 Nghề Tay Trái Hái Ra Tiền Cực Hấp Dẫn
5. Mức lương mà một Barista cho thể thu nhập hằng tháng là bao nhiêu?
Bắt nguồn từ một quyết định có chạy theo ngành nghề đó hay không chính là cơ hội nghề nghiệp và mức lương cho ngành nghề đó. Vì có điểm mạnh là mức lương rất lý tưởng mà Barista mới thu hút được nhiều giới trẻ theo đuổi như vậy.
Đối với một Barista mới vào nghề thì mức lương khởi điểm của bạn là tầm 4-7 triệu/tháng tùy thuộc vào năng lực. Tuy khởi động không mấy là cao nhưng sau thời gian đào tạo, rèn luyện cũng như nâng trình độ chuyên môn và trao dồi kinh nghiệm bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến để đảm nhận nhiều vị trí công việc cao hơn với mức lương cao hơn.
Với vị trí công việc như Barista chuyên nghiệp, quản lý hoặc chuyên viên đào tạo pha chế thì mức thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng là hoàn toàn dễ dàng đối với bạn. Nhưng để trải qua được quá trình đó, có lẽ là một bước ngoặt thử thách khá lớn trong sự nghiệp của bạn.
6. Các kỹ năng cần thiết để trở thành một Barista chuyên nghiệp
Dĩ nhiên không chỉ có niềm đam mê là đủ, Barista cũng không cần đến năng khiếu, nếu có thì có thể là một điểm công lớn của bạn. Hơn hết, Barista yêu cầu bạn:
– Phải chăm chỉ, luyện tập kỹ năng pha chế, kỹ năng cân đo đong đếm giữa các định lượng với nhau;
– Phải nắm vững các kiến thức về các dòng cafe, đặc trưng hương vị của từng loại, sự kết hợp giữa các hương vị cafe với nhau;
– Sử dụng thành thạo các loại máy móc pha chế, dụng cụ phục vụ quá trình pha chế;
– Có mỹ vị, tư duy, sáng tạo, nhanh nhẹn, không chỉ dừng lại ở mức tốt và phải rất tốt và hơn xuất sắc;
– Có trí nhớ tốt để nhớ nằm lòng các công thức chế biến và không phải cứ khi cần mới mở sách vở;
– Biết cách tiếp thu, sàn lọc các kỹ thuật, sự kiên nhẫn, tinh tế, cẩn thận, tỉ mỉ;
– Và sẽ tốt hơn nếu bạn biết cách giao tiếp và bắt chuyện với khách hàng vì chính khách hàng sẽ là những ban giám khảo công tâm nhất để chấm điểm cho ly cafe của bạn.
Không thể phụ nhận được độ hot của ngành nghề này đối với giới trẻ hiện nay. Hiện ngành Barista đã có những công cuộc cải cách rất lớn khi có thể tổ chức các cuộc thi quốc tế. Không khó để có thể đăng ký tham gia khi bạn đã trở thành một Barista chuyên nghiệp. Bất kể nào ngành nghề nào cũng thế, chỉ cần chăm chỉ miệt mải, bạn sẽ nhận được nhiều quả ngon ngọt.