Bạn muốn kinh doanh quán ăn nhưng không biết bắt đầu từ đâu và kinh doanh như thế nào để hiệu quả? Nó không phải là một câu đố khó, song, vẫn có nhiều người chưa biết cách làm như thế nào để vận hành đúng cách. Ở bài viếtnày, LOOP sẽ tổng hợp các kế hoạch mở quán ăn, giúp bạn tự tin và vững bước hơn khi lựa chọn bước đi trên con đường thị trường F&B.
Mục lục bài viết
1. Lập kế hoạch mở quán ăn cho người chuẩn bị kinh doanh
Nghiên cứu về thị trường F&B và đối thủ
Đừng chủ quan về điều này, mặc dù chỉ là việc mở một quán ăn và có nhiều người đã lựa chọn bỏ qua bước khảo sát thị trường này khiến cho nhiều quán ăn nhanh chóng mất trắng.
Nghiên cứu thị trường để làm gì? Để biết được: đối thủ của bạn là ai? Giá thị trường của họ như thế nào? Họ kinh doanh những gì? Họ mở quán ở những địa điểm như thế nào?
Nghiên cứu thị trường để biết những gì? Để biết được: khách hàng tiềm năng mà bạn đang muốn hướng đến gồm những ai? Thói quen của khách hàng như thế nào? Thời gian mà khách hàng sẽ tìm đến quán ăn? Khách hàng muốn nhiều không gian, vị trí quán như thế nào? Giá thành mà khách hàng có thể chi trả? Bạn sẽ biết được những thất bại trong kinh doanh của người đi trước mà có thể tránh được nó.
“Thương trường chính là chiến trường” – Khi bạn biết rõ về đối thủ cạnh tranh của mình,
bạn sẽ có thể nắm bắt được tình thế một cách dễ dàng hơn. Và tìm hiểu trước về
thị trường cũng sẽ giúp bạn có thể dự trù và kiểm soát tốt hơn về nguồn vốn của mình.
Xem thêm: Mở Nhà Hàng Cần Những Loại Chi Phí Gì?
Lựa chọn phong cách quán ăn
Bạn sẽ muốn mở quán ăn như thế nào? Quán ăn vỉa hè, quán nướng BBQ, quán lẩu, quán ăn sang trọng hơn, hoặc quán ăn sáng, phong cách bình dân hoặc phong cách sang trọng,…. mà lựa chọn phong cách quán ăn cho phù hợp.
Kinh phí khi mở quán ăn
Đây là điều mà chắc chắn bạn sẽ phải chuẩn bị ngay từ đầu khi bạn bắt tay vào mọi thứ. Đôi khi sẽ có những lúc bạn vượt ngoài tầm kiểm soát, nhưng hãy cố gắng sắp xếp và cân bằng mọi thứ, tìm hiểu thật kỹ trước bắt tay vào việc để tránh thiếu hụt kinh phí và việc khai trương quán của bạn có thể sẽ bị trì trệ hơn. Những chi phí mà bạn nên nắm như:
– Chi phí về mặt bằng;
– Chi phí xây dựng, sửa chữa;
– Chi phí về nguyên vật liệu chính;
– Chi phí về nội thất;
– Chi phí về nhân viên;
– Chi phí về giấy phép hoạt động kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh quán ăn
Đối với những quán ăn vỉa hè, bạn nên lựa chọn một địa điểm thoáng rộng, tránh nhiều phương tiện qua lại nhưng không quá vắng vẻ, nên chọn những địa điểm có lòng đường để an toàn hơn cho khách hàng. Hoặc đối với những quán ăn không phải là vỉa hè, bạn nên chọn những mặt bằng thuận tiện cho việc đổ xe nhưng không gây ảnh hưởng nhiều đến giao thông. Tốt nhất bạn nên chọn địa điểm quán gần khu dân cư, khu công nghiệp, trường học và nhất là nằm trên các trục đường thuận tiện giao thông cho việc di chuyển, đi lại của khách.
Lựa chọn nội thất cho quán ăn
Tùy vào phong cách quán ăn mà bạn lựa chọn để lựa chọn nội thất cho quán ăn một cách phù hợp và đồng điệu nhất, tránh nhìn rối mắt hoặc không phù hợp với phong cách mà mình đã lựa chọn.
Lựa chọn nguyên vật liệu
Hãy đầu tư cho mình các kiến thức về nguyên vật liệu, cách phân biệt hoa quả không tươi, hoặc bị phun thuốc, cách phân biệt thịt cá tươi ngon hoặc các nguyên liệu phụ gia khác. Bạn sẽ bắt tay vào tìm kiếm một nhà cung cấp định kỳ và lâu dài, có chi phí phù hợp và đặc biệt nên chọn những nguồn uy tín, chất lượng hơn.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Mở Nhà Hàng Hải Sản Cho Người Mới Bắt Đầu
Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực
Nên tuyển dụng số lượng nhân viên phù hợp với số lượng khách hàng đến quán hiện tại. Bạn nên lập một bảng mô tả công việc cụ thể để nhân viên hiểu rõ hơn, bảng mô tả công việc không nhất thiết phải có quy mô như các công ty lớn, điều quan trọng là nó cần phải liệt kê được trách nhiệm, phận sự và quyền lợi của nhân viên với từng công việc. Kèm theo đó bạn nên có một mức lương phù hợp với từng vị trí.
Đối với đầu bếp, bạn nên lựa chọn những người có mỹ vị tốt, đây là sẽ một vị trí chủ chốt để giúp giữ chân và níu kéo được nhiều khách hàng đến quán. Nếu quán có quy mô lớn, bạn nên sắp xếp nhiều đầu bếp vào các dịp cuối tuần hoặc các ngày lễ hơn vì đây sẽ là giờ cao điểm lượng khách hàng đến quán.
Hoàn tất thủ tục pháp lý
Thủ tục cuối cùng cần hoàn tất trước khi khai trương đó là xin giấy phép kinh doanh cho quán ăn của bạn và các giấy tờ khác như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu quán ăn của bạn có phục vụ đồ uống có cồn như bia hoặc rượu thì cần có giấy phép kinh doanh cho mặt hàng này.
Lên kế hoạch quảng cáo, tiếp thị
Hiện nay có nhiều công cụ giúp bạn quảng cáo, tiếp thị rộng hơn mà không cần phải đổ một khối tiền đắt đỏ vào nó. Bạn có thể đăng nhiều bài giới thiệu vào các trang nhóm hoặc có thể nhớ các khách hàng review trên trang facebook của quán, các bài blog trên website cũng giúp một phần quảng cáo tốt hơn.
Bạn có thể gửi thiệp mời đến người thân hoặc bạn bè để đến dự khai trương quán. Thu hút thêm lượng khách hàng lớn bằng những chương trình giảm giá đặc biệt. Ghi danh tên quán lên những trang website, fanpage về địa điểm ăn uống ngon như Foody, diadiemanuong.com, Now, Beamin,…
Xem thêm: Có Nên Liên Kết Với Các Ứng Dụng Giao Đồ Ăn?
2. Top những món ăn được giới trẻ săn đón hiện nay
Quán ăn hải sản – ốc
Bắt gặp được nhiều hình ảnh quen thuộc của giới trẻ từ vỉa hè đến các hàng quán sang trọng, đâu đâu cũng xuất hiện các món hải sản và ốc say mê quên lối về. Lựa chọn hải sản tươi ngon, bình dân luôn là tiêu chí mà các quán ăn đề xuất. Đa dạng từ khâu chế biến, món ăn này ngày càng dành được nhiều sự yêu thương và hầu như luôn có mặt trong danh sách các bữa tiệc của khách du lịch hoặc người dân địa phương ngày nay.
Quán ăn bún mắm
Xuất phát từ miền Tây sau đó được lan truyền đến nhiều tỉnh thành khác nhau, bún mắm đã trở thành món ăn mà người đi tha hương cầu thực khi ăn cũng phải đỡ nhớ quê nhà, sau đó cũng trở thành món ăn mà khách du lịch ngày càng yêu thích và cũng phải một lần nếm thử khi đến Việt Nam.
Quán ăn lẩu Thái
Từ nước ngoài vào Việt Nam, lẩu Thái bỗng nhiên đứng đầu top danh sách được giới trẻ lựa chọn trong các cuộc vui chơi ngày nay. Vị ớt, sả, sa tế cay nồng được hòa quyện với vị chua từ me hoặc chanh, ăn kèm với hải sản đa dạng, mix thêm với rau tươi sạch, nước lẩu đậm đà thơm ngon khiến cho bữa tiệc ăn hoài không muốn tàn. Vừa ăn vừa xuýt xoa, món lẩu Thái thật sự là lựa chọn phù hợp số một cho tất cả người dân Việt.
Quán ăn lẩu bò, lẩu dê
Lẩu bò, dê không chỉ là sự lựa chọn số một vào những ngày mưa mà còn là một món ăn rất nhiều chất dinh dưỡng. Nhìn nồi lẩu bò, dê đầy ắp đủ các loại thịt bò đa dạng, nước lẩu đậm đà dậy mùi thịt bò hoặc lẩu dê khiến dân tình đủ thỏa mãn cơn mê, nhâm nhi tí thức uống có cồn nữa thì còn gì bằng.
Quán ăn đồ nướng
Vào mỗi dịp cuối tuần hoặc các dịp lễ, những quán ăn vỉa hè hoặc những quán ăn sang trọng đều đông đúc khách, khói lẫn mùi thịt nướng, hải sản nướng nghi ngút hơn. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sản phẩm tươi ngon là tiêu chí hàng đầu của ngành thực phẩm và bắt buộc các quán ăn phải tuân thủ. Nhiều loại nước chấm vị đậm đà cho nhiều hơn một sự lựa chọn cũng là một phần tạo nên thương hiệu đặc trưng trong làng nướng Việt Nam.
Mong rằng những gợi ý bên trên sẽ phần nào giúp bạn không còn phải đau đầu về những vấn đề về mở quán ăn. Trên lĩnh vực nào cũng có đối thủ cạnh tranh luôn rình rập và chỉ chờ cơ hồi được loại bỏ đối phương. Tuy nhiên bạn đừng nản lòng, hãy dành tất cả niềm đam mê và nhiệt huyết để đi trên con đường mà bạn đã chọn. Chúc bạn thành công!