Bạn là một người yêu thích nghệ thuật, bạn muốn mở showroom kinh doanh nội thất để đáp ứng cho nhu cầu làm đẹp căn nhà của nhiều gia đình ngày nay. Nếu đã có một nguồn vốn ổn định đó là một điểm cộng giúp bạn tự tin hơn cho việc kinh doanh của mình. Những để tự tin hơn và hơn thế nữa, bạn cần có thêm những kinh nghiệm kinh doanh ấn tượng và sáng suốt, hãy để LOOP giúp bạn làm điều đó ở ngày bài viết này.
Mục lục bài viết
1. Tại sao nên mở showroom kinh doanh nội thất?
Showroom nội thất là nơi trưng bày và kinh doanh các thành phẩm nội thất được nhập từ nhà cung ứng khác hoặc tự tay thiết kế theo phong cách riêng, giúp người tiêu dùng có thể tự do thể hiện phong cách cá nhân trong chính căn nhà của họ.
Các showroom bán đồ nội thất sẽ cung cấp các vật dụng cần thiết trong hộ gia đình như bàn, tủ, ghế, giường, kệ, giá sách,… Một số showroom sẽ chuyên về một sản phẩm cụ thể nào đó, chẳng hạn như các gói dịch vụ cao cấp, thiết kế riêng còn tùy thuộc vào thị trường và đối tượng khách hàng mà showroom bạn muốn hướng đến.
Thực tế cho thấy trên thị trường hiện nay, kinh doanh đồ nội thất là ý tưởng khởi nghiệp phù hợp với những người sôi nổi, có máu kinh doanh, dám nghĩ, dám làm và hơn hết họ yêu nghệ thuật. Với những người có ít vốn, muốn đầu tư kinh doanh an toàn, các bạn có thể lựa chọn khởi nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác thay vì liều mình vào lĩnh vực được cho là mạo hiểm này.
Xem thêm: Marketing Facebook Thế Nào Cho Hiệu Quả?
2. Nên kinh doanh nội thất hàng nội hay hàng nhập khẩu?
Tùy vào quan điểm cá nhân của mỗi người mà có cái nhìn khách quan về hàng nội và hàng ngoại nhập. Và hơn hết, mỗi mặt hàng sẽ đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó:
– Kinh doanh nội thất nhập khẩu chi phí đầu tư sẽ cao hơn gấp 2-3 lần. Phổ biến ở Việt Nam, các showroom nội thất làm đại lý hoặc nhà phân phối cho các hãng sản xuất từ nước ngoài như Ikea, mẫu mã đẹp, tiện dụng lại không mất chi phí khi thiết kế. Hiện Uma, Ikshop… đang làm đại diện phân phối cho hãng này tại Việt Nam.
– Kinh doanh nội thất tự đóng – giá cả sẽ thấp hơn, không lo “ế” nếu sản phẩm đẹp và chất lượng tốt, phù hợp với phần lớn người tiêu dùng Việt. Quan trọng là giá thành tự đóng sẽ rất cao khi bạn đóng ở xưởng khác, trừ khi bạn đầu tư thêm cả xưởng cho thương hiệu riêng của mình.
3. Bạn sẽ tự thiết kế nội thất cho thương hiệu của mình
Nếu bạn có khả năng sáng tạo và thiết kế nội thất, bạn cũng có thể nhận thiết kế riêng cho khách hàng. Tuy nhiên đối với người mới bắt đầu kinh doanh, việc ôm cả thi công và thiết kế sản phẩm thật sự sẽ khá khó khăn và không dễ dàng như bạn nghĩ vì khả năng của mỗi con người đều có giới hạn.
Vì thế, trước khi thành công đến gần, bạn hãy lựa chọn con đường mà mình cảm thấy chuyên môn nhất để đi, giỏi mảng nào nên chuyên về mảng đó, việc còn lại bạn có thể kết hợp với các nhà thầu, bên thứ ba để công việc mang lại hiệu quả hơn là phải ôm hết tất cả về cửa hàng của mình.
4. Dẫn đầu xu hướng, tạo sự khác biệt để tăng tính cạnh tranh
Khi kinh doanh đồ nội thất bạn phải đi đầu trong kiểu dáng, mẫu mã, tạo cho sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ tốt và bắt kịp hoặc tốt hơn là dẫn đầu xu hướng trang trí thiết thiết kế nội thất, tạo sự khác biệt giữa muôn ngàn các thiết kế đặc sắc khác, đó là yếu tố quyết định thành công.
Trên thực tế, bạn luôn có mẫu mã phong phú, đa dạng, thiết kế đẹp để đáp ứng và đảm bảo rằng khách hàng sẽ đồng ý chi tra số tiền cho món nội thất có giá trị cao đó. Bạn tạo cho khách hàng được suy nghĩ họ sở hữu những thiết kế riêng dành cho chính họ, độc đáo và đẹp, không phải hàng bán nội thất bán sẵn.
Hơn hết, khi bạn dẫn đầu trong xu hướng không khác gì bạn định vị được mình là người đầu trong ngành kinh doanh nội thất, giúp cho thưng hiện của bạn ngày càng tiến xa hơn.
Xem thêm: Khởi Nghiệp Với Mô Hình Kinh Doanh Rau Sạch Của Giới Trẻ Hiện Nay
5. Kinh nghiệm mở showroom nội thất – “Khách hàng là thượng đế”
Mỗi sáng tạo đều là nghệ thuật riêng của nó dưới mắt nhìn của cá nhân mỗi người. Và dưới mặt nhìn của khách hàng cũng vậy, họ cũng sẽ tìm được một điểm nghệ thuật riêng của sản phẩm đó. Vì thể bạn sẽ cần phải thay đổi mẫu thiết kế theo yêu cầu của khách hàng để họ thoải mái hơn với tác phẩm nghệ thuật của mình, đừng cứng nhắc mà hãy khéo léo hơn.
Khi thiết kế sản phẩm, bạn có thể tự do bay lượn trên bầu trời vì khả năng sáng tạo của con người chính là vôn hạn. Tuy nhiên, vẫn phải trong giới hạn cho phép để đảm bảo sản phẩm vẫn sử dụng được, tránh lệch ngoài khuôn khổ hoặc “phá cách” lố tay lại chẳng ai dùng được mà thiết kế cũng bằng không.
Bạn có thể tham khảo cũng như tìm hiểu các sản phẩm nội thất đa dạng trên thị trường hiện nay hoặc khả sát nhiều phong cách của người tiêu dùng mà đưa ra các mẫu thiết kế phù hợp hơn với thị trường hiện nay.
6. Có đủ kiến thức để kinh doanh nội thất thành công
Am hiểu và có kiến thức về nội thất sẽ giúp bạn tự tin hơn khi kinh doanh ở lĩnh vực này vì nếu không nắm rõ về loại sản phẩm mình lựa chọn kinh doanh, bạn sẽ gặp phải khá nhiều rủi ro như: nhập phải hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, thậm chí mới nhập về chưa kịp bán ra ngoài đã hư hỏng mà giá nhập lại cao,… Vừa khiến bạn mất khách, mất uy tín mà lại còn giảm doanh số, vừa khiến bạn bị thất thoát một khoảng kinh doanh lớn bởi nguồn vốn cho mặt hàng này là không nhỏ.
Am hiểu vật liệu cũng như kỹ thuật phân biệt tốt giúp bạn lựa chọn vật liệu sản xuất tốt hoặc nhập được đồ nội thất chất lượng tốt, giá cả phù hợp để kinh doanh dễ dàng hơn. Ngoài ra, khi tư vấn bạn cũng sẽ tự tin hơn, giới thiệu đến tay khách hàng những sản phẩm phù hợp với thiết kế không gian của khách hàng hơn. Hơn nữa, sẽ tạo cho khách hàng nhiều cảm tình và tin tưởng cửa hàng của bạn hơn khi việc am hiểu rõ các thiết kế nội thất như thế này.
Xem thêm: Khởi Nghiệp Với 20 Triệu: Bạn Sẽ Kinh Doanh Mặt Hàng Gì?
7. Bảo hiểm cho nội thất
Với kinh nghiệm mở showroom nội thất thành công mà #Loop thu thập được, cho rằng, trước khi bắt đầu cho việc kinh doanh của mình, để bảo vệ tài sản bạn cần mua các gói bảo hiểm như bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm hàng hóa để bảo vệ tài sản của mình trước những rủi ro phổ biến nhất hiện nay như:
+ Bảo hiểm giúp bảo vệ doanh nghiệp nếu không may khách hàng bị thương ngay khi ở trong showroom của bạn, chẳng hạn như chi phí hoá đơn về y tế hoặc về mặt pháp lý;
+ Bảo hiểm về tài sản thương mại bảo vệ doanh nghiệp của bạn thoát khỏi tổn thất hàng hóa tồn kho hoặc chi phí xây dựng cửa hàng trong trường hợp không may xảy ra hỏa hoạn, thiên tai, bị trộm cắp,… khiến cho tài sản của cửa hàng bạn bị tổn thất nặng nề;
+ Bảo hiểm y tế cho nhân viên là điều bắt buộc nhất theo yêu cầu pháp lý bởi công việc tại showroom nội thất sẽ bao gồm vận chuyển đồ nội thất, các nội thất treo trên cao gặp tình huống xấu và luôn có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động mà không ai có thể lường trước được.
Chi phí bảo hiểm của showroom sẽ thay đổi tùy vào giá trị bị thất thoát, tổn hại, số lượng nhân viên làm việc, địa điểm cũng như các yếu tố khác.
Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp với các công nghệ, phần mềm để thuận tiện hơn cho việc kinh doanh của mình.
Với niềm đam mê và sự sáng tạo không ngừng nghỉ, nhưng thật khó có thể khẳng định được rằng việc kinh doanh nội thất cho người mới bắt đầu sẽ thành công của bạn sẽ đến trong những ngày đầu tiên. Nhưng đó không phải là lý do chính đáng khiến bạn không tiếp tục cố gắng. Trong kinh doanh, thất bại không phải là thua cuộc mà thất bại chính là một bài học đáng ghi nhớ sâu sắc trên con đường thành công của bạn. Hãy kinh doanh hết mình, thành công sẽ là một sớm một chiều. Chúc bạn nhanh chóng thành công.