BÁN LẺ THÔNG MINH – Bước chuyển mình của thời đại công nghệ

Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay hội tụ nhiều nhà phân phối lớn nhưng vẫn được cho là mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu. Cơ hội vẫn còn nhiều cho những người đến sau, nhất là những ai bắt kịp và ứng dụng công nghệ, biết tạo sự khác biệt và mang lại nhiều giá trị đặc biệt cho khách hàng. Đặc biệt dưới sự phát triển nhanh chóng của cách mạng công nghệ 4.0, việc đổi mới là tất yếu và đòi hỏi doanh nghiệp cần hiểu rõ tầm quan trọng cũng như hình thức thể hiện của SMART RETAIL – bán lẻ thông minh hiện nay.

SMART RETAIL – Bán lẻ thông minh là gì?

Smart RetailBán lẻ thông minh là một thuật ngữ miêu tả việc ứng dụng công nghệ thông minh và hiện đại vào ngành bán lẻ; nhằm cung cấp cho người tiêu dùng trải nghiệm nhanh chóng hơn, an toàn hơn và tiện ích hơn khi mua sắm. Thời gian tới, với sự bùng nổ phát triển của công nghệ thông tin sẽ đem lại năng suất cao hơn cho các nhà bán lẻ; đồng thời cũng làm thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng xã hội. Các nhà bán lẻ cần sớm nhận biết vấn đề này để kịp thời áp dụng công nghệ tiên tiến vào từng khâu.

SMART RETAIL - Bán lẻ thông minh là gì?
SMART RETAIL – Bán lẻ thông minh là gì?

Việt Nam là nước có kết nối di động cao: 55% người Việt sở hữu điện thoại và theo dự báo, đến năm 2020 cứ 10 người Việt sẽ có 8 người dùng điện thoại di động thông minh. Đây vừa là một lợi thế đồng thời là thách thức của thời đại CÔNG NGHỆ 4.0 với ngành bán lẻ. Liệu doanh nghiệp có thể bắt kịp dòng chảy của công nghệ, tận dụng xu hướng tiêu dùng mới của khách hàng để vươn lên và thành công; hay sẽ chậm chạp thay đổi rồi dần bị lãng quên?

Lý do cần phải chuyển dịch sang SMART RETAIL – bán lẻ thông minh

1. Phủ sóng Internet

Công nghệ kết nối mọi thứ xung quanh ta. Bất cứ một tin tức hay xu hướng gì đều được lan truyền nhanh chóng và dễ dàng trở nên phổ biến bởi thói quen dùng điện thoại thông minh của người Việt Nam. Hiện tại, 78% người dùng Internet ở Việt Nam lên mạng mỗi ngày và dễ dàng bắt sóng Wi-Fi ở mọi nơi bởi mỗi quán xá đều có Wi-Fi cho khách hàng.

Sự phủ sóng mạnh mẽ của Wifi

Internet phát triển cũng tăng thêm tính cạnh tranh cho mọi ngành nghề, bởi mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho các cộng đồng, các công ty. Ngành bán lẻ chính là một trong những ngành bị tác động mạnh mẽ nhất bởi sự thay đổi trực tiếp thói quen sử  dụng Internet của khách hàng. Nếu cửa hàng của bạn vẫn hoạt động một cách truyền thống, có lẽ bây giờ chính là thời điểm để bắt đầu xem xét triển khai và áp dụng các công nghệ tiên tiến để bắt kịp với xu hướng SMART RETAIL – bán lẻ thông minh.

2. Thương mại điện tử

Với sự phát triển của cách mạng công nghệ 4.0, ngành bán lẻ cần đẩy mạnh bán hàng trực tuyến bên cạnh các cửa hàng truyền thống, tiếp cận với xu hướng SMART RETAIL. Đối với người tiêu dùng Việt, việc mua sắm trực tiếp gây bất tiện khi phải tự vận chuyển hàng hóa về nhà dù chúng nặng hay nhẹ, dù trời mưa hay trời nắng…Nhưng hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ và năng động của thương mại điện tử, các loại hình mua sắm trực tuyến chỉ với một cú click và món hàng bạn chọn sẽ được giao hàng tận nơi đã trở nên quá phổ biến.

Thương mại điện tử ngày một phát triển ở Việt Nam

Có thể nói đó là một bước chuyển mình mạnh mẽ của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, những điều đó đã mang lại một lợi ích không hề nhỏ cho chính doanh nghiệp và người tiêu dùng.

3. Điện thoại và ứng dụng thông minh

Cho đến nay, hầu hết các công ty thương mại điện tử (TMĐT) đều đã phát triển ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động, đặc biệt là các đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi, Lotte… liên tục thu hút người tải với các chiêu marketing giảm giá, khuyến mãi ồ ạt. Một nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng Việt dễ chịu khi xem quảng cáo trên các app với 75% nhấp vào quảng cáo và tiếp tục mua sản phẩm đã được quảng cáo trong các ứng dụng bán lẻ.

Thương mại di động (M-Commerce) giúp khách hàng dễ dàng trải nghiệm và mua sắm

Đây cũng chính là bài toán mới với các chuyên gia tiếp thị về chiến lược tiếp cận và các thiết kế nội dung thúc đẩy chuyển đổi từ “tiếp cận” sang “mua sắm”, đòi hỏi tính cô đọng của các ứng dụng mua sắm và các tính năng mạnh, tiện dụng để cạnh tranh.

4. POS

Ngoài những cơ hội mua sắm đến từ việc kết hợp cửa hàng trực tuyến với ứng dụng thông minh, POS (hệ thống hỗ trợ bán hàng và quản lý) giúp cải tiến trải nghiệm bán lẻ trực tiếp tại cửa hàng, cho phép người quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh kĩ lưỡng và đa dạng hóa hình thức thanh toán.

Phần mềm POS hỗ trợ ngành bán lẻ

Trải nghiệm mua hàng tốt là yếu tố sống còn để khách hàng quay lại và tạo nguồn doanh thu ổn định cho cửa hàng. Bởi vậy, áp dụng công nghệ POS và thay đổi tư duy kinh doanh từ đó cải cách quy trình quản lý, điều hành cửa hàng đáp ứng xu hướng tiêu dùng là những yêu cầu mang tính chiến lược quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp tham gia thị trường bán lẻ.

Khi đã hiểu và kết hợp tất cả những công nghệ này trong bán lẻ, bạn sẽ dễ dàng chinh phục khách hàng và cả thị trường đầy rẫy thách thức này. Hãy áp dụng xu hướng SMART RETAIL – bán lẻ thông minh, nâng cao trải nghiệm dịch vụ khách hàng, cung cấp cho khách hàng những tiện ích hiện đại và hữu dụng nhất, bạn sẽ thành công!

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x