Bỏ Túi Những Kinh Nghiệm Khi Mở Đại Lý Sữa Thu Trăm Triệu Mỗi Tháng

kinh nghiệm mở đại lý sữa

Ý tưởng mở đại lý sữa cũng là lĩnh vực mà có nhiều sự lựa chọn của dân kinh doanh bởi lợi nhuận khủng mà nó mang lại. Người dân thường sử dụng sữa như một nhu cầu thiết yếu giúp tăng trưởng bộ não, phát triển chiều cao, tăng cường hệ miễn dịch, tăng dưỡng chất cho mẹ và bé,…

Cầu tăng sẽ dẫn đến cung cũng tỉ lệ thuận mà theo cao, như vậy bạn càng có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Vậy làm thế nào để mở đại lý sữa thu hút được nhiều đối tượng khách hàng nhất. Hãy cùng LOOP điểm qua một vài bí quyết hoàn hảo dưới đây nhé.

1. Xây dựng chiến lược mở đại lý sữa chi tiết

Địa điểm kinh doanh, thuê mặt bằng

Tùy vào quy mô kinh doanh và chi phí mà bạn có để chọn lựa diện tích cửa hàng sao cho phù hợp. Tránh trường hợp thuê mặt bằng quá rộng rồi không tận dụng được hết nó. Bạn có thể chọn những mặt bằng thoáng nằm trên đường lớn, đông đúc người qua lại để thu hút người tiêu dùng, nhưng cũng đừng quên phải thuận tiện hơn cho việc di chuyển.

Nhìn theo tình hình chung trên thị trường hiện tại, để mở đại lý sữa với quy mô vừa và nhỏ thì bạn cần nắm trong tay ít nhất từ 200-500 triệu. Và dĩ nhiên, nếu bạn muốn hướng đến mục tiêu mở các cửa hàng bán buôn sữa thì lượng vốn đầu tư ban đầu tối thiểu phải rơi vào hàng tỉ. Từ đó, hãy chọn cho mình khuôn viên diện tích phù hợp cả về mặt chi phí thuê hằng tháng bạn nhé. Thuê mặt bằng, chẳng hạng tầm 5-7 triệu/tháng, đóng trước 3 tháng hoặc 6 tháng tùy chủ nhà đã mất 15-50 triệu, mặt bằng chỉ cần rộng khoảng tầm 25-50m2 là có thể buôn bán được.

Song bạn sẽ lựa chọn kinh doanh sản phẩm nhầm nhắm đến đối tượng tiêu dùng nào. Nếu là sữa bầu cho mẹ và bé, sữa dinh dưỡng cho người bệnh, bạn có thể lựa chọn các địa điểm gần bệnh viện chuyên khoa chẳng hạn. Hoặc nếu kinh doanh sữa tổng hợp, bạn có thể chọn mặt bằng “vàng” là được.

Xem thêm: 6 Lưu Ý Khi Thuê Mặt Bằng Mở Nhà Hàng

Nội thất, quầy trưng bày

Với cửa hàng sữa bạn không cần tốn phí xây dựng, sửa chữa. Nếu có thì chắc chỉ cần trang trí lại tường nhà. Chủ yếu sẽ là các quầy trưng bày sữa. Hiện nay giá thành của quầy sữa sẽ dao động từ 5-20 triệu/ quầy hoặc có thể hơn. Tùy theo quy mô cửa hàng mà mua sắm cho phù hợp. Thêm vào đó, nếu bạn chọn kinh doanh tổng hợp sản phẩm sữa thì ít ra một sản phẩm khác nhau cũng nên ở quầy khác nhau, sắp xếp một cách thông minh nhất để khách hàng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn nó.

Ở mỗi quầy sữa sẽ được thiết kế thiết bị làm lạnh cho sữa. Nếu loại nào không cần làm lạnh, bạn chỉ cần để ở quầy bình thường, bảo quản tốt là được.

kinh nghiệm mở đại lý bán sữa

Kinh phí duy trì cửa hàng

Trong kinh doanh, buôn bán đông khách là chuyện thành công nhất, nhưng không may “Buôn cạn gặp năm hồng thủy” thì phí duy trì cửa hàng mà bạn giữ bấy lâu nay cũng là một nguồn kinh phí thật sự là có ít trong thời điểm này.

Hoặc vào những ngày đầu kinh doanh, ít ai biết đến cửa hàng và bạn chưa có doanh thu thì tiền điện nước, tiền thuê cửa hàng là một gánh nặng. Hoặc có thể xoay sở cho việc nhập hàng hóa của mình

Giấy phép kinh doanh

Bất kể cửa hàng nào cũng cần có giấy phép kinh doanh và thực hiện đúng nghĩa vụ của một doanh nghiệp. Mẫu này mất khoảng vài trăm nghìn cho việc làm giấy phép. Hoặc để cho thuận tiện và làm đúng theo pháp lý thì bạn cũng có thể thuê một luật sư ngoài tư vấn, giá sẽ rơi vào khoảng 2-5 triệu.

Thêm vào đó, bạn cũng cần cung cấp đủ các giấy phép chứng nhận thương hiệu hoặc giấy phép phân phối sản phẩm từ các thương hiệu để chứng minh sản phẩm của bạn là hàng trực tiếp của công ty, không phải hàng nhái, kém chất lượng.

Chi phí đóng thuế

Bất kể ngành nghề nào trong kinh doanh cũng vậy, thuế chính là việc mà bạn phải thực thi đúng pháp lý và nghĩa vụ của doanh nghiệp đó. Dĩ nhiên nếu trốn thuế hoặc các báo cáo số liệu khống, chắc hẳn doanh nghiệp của bạn sẽ sớm bị khai trừ và có khả năng bạn phải đóng phí phạt lên đến vài trăm triệu. Chẳng hạn như một vài loại thuế được ljeu kê dưới đây như:

– Thuế môn bài

Hằng năm doanh nghiệp sẽ nộp một lần thuế môn bài tuỳ theo mức vốn điều lệ của doanh nghiệp. Đối với năm đầu tiên, doanh nghiệp sẽ đóng khoảng 1-3 triệu đồng, còn cá nhân kinh doanh thì đóng khoảng 300.000-1 triệu đồng tùy vào quy mô kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp đó. Và tuỳ thuộc vào thời điểm thành lập doanh nghiệp, nếu thành lập trong thời điểm 6 tháng cuối năm thì chỉ cần nộp 1/2 mức thuế môn bài theo biểu thuế của nhà nước.

– Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Tùy vào công ty, doanh nghiệp có đăng ký thuế này hay không, có nghĩa là doanh nghiệp đó có phải xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng hay không. Còn nếu là hóa đơn bán lẻ thông thường và hóa đơn trực tiếp thì không cần phải nộp. Doanh nghiệp phải kê khai số liệu báo cáo và nộp thuế giá trị gia tăng trước ngày 20 của tháng tiếp theo đó. Việc này sẽ thường kế toán có chuyên môn hoặc bạn sẽ thuê công ty thứ ba để thực hiện nếu bạn không rõ quy trình.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế này doanh nghiệp khải kê khai và đóng theo từng quý trong năm. Cuối năm doanh nghiệp sẽ nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm. Thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định chính thức là 28%. Thuế này sẽ đánh vào doanh thu thuần (là số mà sau khi lấy doanh thu chính của cửa hàng, cung ứng dịch vụ và trừ đi các khoản chi phí hợp lệ). Nếu  con số của khoản chênh lệch này < 0 (có nghĩa doanh nghiệp đang thua lỗ) thì khoản thuế này cũng được miễn.

– Thuế thu nhập cá nhân

Đây là thuế mà doanh nghiệp đóng cho nhân viên cửa hàng được ký hợp đồng làm việc chính thức. Mỗi tháng, doanh nghiệp phải thống kê các khoản thu nhập của nhân viên trong cửa hàng để tổng hợp mức thuế này. Theo quy định hiện hành hiện nay, thuế thu nhập cá nhân được tính cho người có thu nhập tối thiểu từ 4 triệu đồng trở lên.

– Thuế thu nhập không thường xuyên

Thuế này sẽ được tính cho nhân viên thuê ngoài chẳng hạn như những tháng đầu của nhân viên trong quá trình thử việc, sẽ phải giữ lại 10% tổng giá trị hợp đồng của nhân viên đó và tùy doanh nghiệp sẽ ghi một biên lai hoặc thêm vào một điều khoản trong hợp đồng cho người đó. Doanh nghiệp nộp khoản thuế này cho cơ quan thuế phải ghi rõ số biên lai, hợp đồng. Đến cuối năm tài chính, nhân viên được thuê sẽ được phần thuế đó về.

Ngoài các loại thuế cơ bản trên như đã liệt kê thì tùy thuộc vào quy mô và hình kinh doanh mà doanh nghiệp còn phải đóng thêm các loại thuế khác như: thuế xuất nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế về quyền sử dụng đất, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên,…

Thuê nhân viên

Tùy vào quy mô kinh doanh mà bạn lựa chọn và phụ thuộc vào việc kinh doanh có thuận lợi hay không mà tuyển thêm nhân viên. Bạn có thể tuyển nhân viên partime làm việc vào các giờ hành chánh nếu không quá đông đúc để có thể hạn chế nhiều chi phí khác như thuế và các loại bảo hiểm,…

Xem thêm: Đào Tạo Nhân Viên Bán Hàng Như Thế Nào Mới Hiệu Quả

Kết hợp với công nghệ, sử dụng phần mềm quản lý LOOP Smart POS

Hãy ngừng ngay việc bán hàng và ghi chép các thông số bằng thủ công vào sổ tay như ngày xưa bạn nhé. Vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày này, nhiều công ty phần mềm ra đời nhằm thúc đẩy và giúp các cửa hàng kinh doanh cũng như quản lý một cách hiệu quả nhất. Với phần mềm quản lý LOOP Smart POS sẽ giúp bạn đỡ bỡ ngỡ trong các khâu quản lý và xây dựng quy trình bán hàng hơn. Tối ưu hóa các quy trình bán hàng, quản lý các con số mọi lúc mọi nơi mà không cần bạn có mặt 24/7 ở cửa hàng. Giúp bạn kiểm soát số lượng hàng tồn kho, nhập hàng, xuất hàng như thế nào, cảnh báo khi sản phẩm hết hàng và bạn sẽ nhập thêm hàng hóa mới. Cập nhật các báo cáo chuyên sâu qua từng số liệu, biểu đồ hiển thị trực quan dễ nhìn. Tích hợp nhiều cách thức thanh toán khác nhau và ngày càng hiện đại hơn trên các lĩnh vực thương mại điện tử hiện nay. Thêm vào đó, nó còn giúp bạn chuẩn bị các chiến dịch và triển khai các kế hoạch marketing thu hút và hiệu quả hơn cho doanh nghiệp. Tổng hợp quản lý nhiều chi nhánh cùng lúc nếu bạn đang có nhiều cửa hàng khác mà chỉ cần một cái click chuột. Còn chần chờ gì mà chưa tìm đến Loop để tham quan.

kinh nghiệm mở đại lý sữa tươi

2. Một vài lưu ý khi mở đại lý sữa

Nhập hàng ít nhưng đa dạng sản phẩm

Với những cửa hàng có quy mô kinh doanh nhỏ, lời khuyên chân thành đó chính là ban đầu bạn chỉ nên nhập mỗi dòng sữa 2 – 4 hộp, đối với các dạng sữa lốc và sữa túi bạn chỉ nên nhập tối thiểu 1 thùng. Ngân sách cho khoản này sẽ rơi vào khoảng 100-200 triệu. Sau đó, nhờ vào thời gian và quá trình kinh doanh, lượng khách hàng sẽ tìm đến và mua thì bạn sẽ nhanh chóng xác định được các loại dòng sữa bán chạy, lượng tiêu thụ sản phẩm như thế nào, từ đó mà đầu tư cho cửa hàng số vốn nhập hàng và sản phẩm đó nhiều hơn vào lần kế tiếp. Nếu bạn chọn kinh doanh sữa tổng hợp, đừng dại dột ôm đồm quá nhiều cùng một lúc, đến lúc đó hàng chưa bán được chỉ e là phải vứt đi vì hết hạn sử dụng mất.

Nhập nguồn hàng từ công ty hay qua trung gian là tốt

Đầu tiên sẽ so sánh về giá, chắc hẳn nhìn vào cũng đã biết mức giá chênh lệch với nhau. Đối với hàng công ty, bạn sẽ có thể thu được với mức giá thấp hơn vì nhập trực tiếp hơn so với trung gian, nhà bán sỉ, họ cũng cần có lãi.

Thứ hai, về số lượng nhập hàng. Đôi khi hàng công ty sẽ yêu cầu bạn nhập một lượng hàng con số nhất định, hơn hết bạn sẽ phải đăng ký chỉ tiêu hằng tháng, và nếu đáp ứng được chỉ tiêu, bạn sẽ nhận được một khoảng hoa hồng hoặc chiết khấu hấp dẫn. Còn đối với trung gian, bạn muốn nhập bao nhiêu cũng được, có thể lấy lẻ nhưng nếu lần lấy hàng bạn lấy nhiều thì chiết khấu sẽ cao. Họ sẽ chiết khấu trực tiếp trên đơn hàng ngay lúc đó cho bạn mà không cần phải chờ đến cuối tháng như công ty. Như vậy vốn của bạn sẽ không bị tồn đọng và có thể xoay sở cho nhiều việc khác hơn.

Về chất lượng, hàng công ty lấy trực tiếp tại xưởng và bỏ sỉ cho bạn thì bạn có thể yên tâm hơn so với lấy hàng qua các trung gian khác, phải nơm nớp lo sợ sẽ bị pha hàng nhái hoặc hết hạn sử dụng. Tốt nhất bạn nên kiểm tra thật kỹ hàng hóa đến trước khi thanh toán nếu có nhu cầu lấy hàng ở trung gian.

Xem thêm: Top 4 Nguồn Hàng Tạp Hóa Giá Sỉ Rẻ Nhất Thị Trường Không Thể Bỏ Qua

Kinh doanh sữa của hãng nào là tốt

Với câu hỏi này, chắc hẳn bạn nên làm khảo sát đối với người tiêu dùng. Và hơn hết, tốt ở đây sẽ có nghĩa là tốt về việc kinh doanh của bạn, tốt về chất lượng hoặc tốt về lượng tiêu thụ hằng ngày, hằng tháng. Nhưng đứng ở góc cạnh quan điểm các nhân thì hãng sữa nào cũng tốt, mỗi loại sẽ có chức năng và mức độ cung cấp dinh dưỡng khác nhau. Chẳng hạn như có sữa cung cấp dưỡng chất cho mẹ và bé, sữa tăng chiều cao, sữa tăng cân nặng, sữa tăng trí nhớ, sữa chống lão hóa,….Vấn đề lớn hơn sẽ là, sữa nào phù hợp với người tiêu dùng Việt hơn.

Có nên kết hợp với nhiều sản phẩm khác

Sẽ tùy thuộc vào quan điểm và tình hình “túi tiền” thực tế của mỗi doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, nếu chuyên về một sản phẩm nào đó sẽ giúp cho cửa hàng của bạn trông chuyên nghiệp hơn là pha trộn nhiều thứ khác. Nếu là quy mô vừa và nhỏ, bạn nên tập trung chủ yếu các các dòng sữa hoặc phát triển thêm là nhập các dòng sữa nước ngoài khác nhau hơn là bán kết hợp. Đương nhiên nó chỉ là quan điểm cá nhân của mỗi người, bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định nó nhé.

Bên trên là một vài kinh nghiệm mở đại lý sữa thu trăm triệu mỗi tháng. Con số này nghe có vẻ khá hoang đường nhưng thật ra, nếu bạn có đầu tư thật kỹ lưỡng và có nhiệt huyết với nó, chắc chắn con số này sẽ không ngoài tầm với. Điều quan trọng vẫn là cách vận hàng và các chiến lược với mức giá hợp lý và phù hợp với người Việt hiện nay! Chúc các bạn kinh doanh thành công.

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x