Kinh Doanh Nhà Hàng Và 7 Bí Quyết Then Chốt Để Thành Công

kinh doanh nhà hàng và 7 bí quyết then chốt để thành công

Kinh doanh đang là lĩnh vực kiếm tiền béo bở trong đó có kinh doanh nhà hàng do nhu cầu ăn uống của người dân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, kinh doanh nhà hàng như nào để có thể đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh và thu được lợi nhuận cao thì vẫn là một bài toán khó với nhiều người chủ hiện nay. 

Ngày càng có nhiều nhà hàng với đủ phong cách, hương vị xuất hiện khiến cho thị trường ngành này cạnh tranh rất gay gắt. Chỉ sau một thời gian ngắn, rất nhiều nơi thua lỗ dẫn đến đóng cửa do kinh doanh thất bát và bị tụt lại so với các đối thủ khác. Điều đáng nói ở đây chính là các chủ nhà hàng đó đã không có những chiến lược đúng đắn, hiệu quả để quản lý và rất có thể họ đã bỏ lỡ 7 bí quyết then chốt để thành công dưới đây.

1. Nghiên cứu kỹ thị trường và tệp khách hàng để lựa chọn mô hình kinh doanh thích hợp

Đây có thể coi là bước tạo nền móng cho mọi hoạt động kinh doanh, dù lớn hay nhỏ. Việc tìm hiểu xem thị trường kinh doanh của lĩnh vực này đang nổi lên xu hướng gì, đang thiếu gì và cần gì cũng như những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Sẽ thật sai lầm nếu nhà hàng bạn cùng bán một loại thức ăn với 2,3 nhà hàng quanh đấy bởi sẽ rất khó để hút được khách hàng từ đầu. Nắm được thị trường tức là bạn biết thị trường ngành đang thiếu gì, và bạn quyết định để nhà hàng của bạn giải quyết vấn đề đó.

Việc xây dựng được hình ảnh khách hàng mục tiêu cũng là một bước quan trọng để bạn định hướng được cần làm gì. Các yếu tố cần tìm hiểu kĩ như là giới tính, độ tuổi, thói quen ăn uống hay chi tiêu tối thiểu cho các bữa ăn của khách. Từ đó, bạn sẽ định hướng phát triển nhà hàng để hướng tới một nhóm khách nhất định, không nên chọn nhóm khách hàng quá rộng vì nhà hàng bạn sẽ khó đáp ứng được tất cả ngay từ đầu.

Hoàn thành 2 bước trên, bạn hoàn toàn có cơ sở để lựa chọn mô hình kinh doanh thích hợp, hạn chế tối đa các rủi ro trong tương lai. Một số mô hình phổ biến hiện nay như là Restaurant, Casual Dining, Buffet, Snack Bar, Fast Food,… Dù là mô hình nào thì bạn cũng nên điểm xuyết những yếu tố cá nhân để nhà hàng bạn không quá tầm thường mà có những nét riêng thu hút khách hàng.

Xem thêm: Top 5 Ý Tưởng Buôn Bán Nhỏ Hot Nhất 2021

2. Chuẩn bị nguồn vốn và các thủ tục pháp lý để bắt đầu kinh doanh

Muốn kinh doanh thì phải có tiền, đấy là điều đương nhiên. Và số vốn bạn cần có để khởi nghiệp được với một nhà hàng và duy trì nó trong vòng 6 tháng đến 1 năm dao động khoảng 500 triệu đến 800 triệu đồng tùy vào quy mô nhà hàng. 

Việc xây dựng một bản kế hoạch tài chính là hoàn toàn cần thiết để bạn biết mình có bao nhiêu tiền, cần chi tiêu cho những hạng mục nào, cần chuẩn bị thêm bao nhiêu tiền. Nếu bạn chưa đủ vốn, có thể xem xét vay ngân hàng hoặc kêu gọi đầu tư để có được sự đảm bảo tài chính tối thiểu cho kinh doanh. 

Bên cạnh vốn thì bạn còn phải nghiên cứu, chuẩn bị các giấy tờ để xin phép được kinh doanh hợp pháp. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng các quy định của địa phương và hoàn thành đầy đủ các giấy tờ cần thiết để tránh gặp phải rắc rối về sau. Các chứng nhận liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ các nguyên liệu hay giấy phép kinh doanh các mặt hàng cũng rất quan trọng vì nó đảm bảo cho chất lượng cũng như uy tín và tính hợp pháp cho nhà hàng bạn.

lập kế hoạch kinh doanh

3. Tìm kiếm và thuê mặt bằng thích hợp

Ở thời buổi đất chật người đông như hiện nay, tìm kiếm được một nơi để xây dựng nhà hàng không hề dễ. Chỗ trung tâm thì đắt đỏ, mà xa hơn trung tâm thì lại vắng người hơn hoặc ít khách hàng tiềm năng. Bạn nên lựa chọn nơi tập trung nhiều khách hàng mục tiêu của mình để thuê, hay vị trí thuận tiện đi lại, yên tĩnh hay náo nhiệt. 

Không gian và diện tích mặt bằng cũng cần được chú ý, như là có thoáng đãng hay bắt sáng tốt không, có bằng phẳng không để định hình được những cách xử lý phù hợp. Nên cẩn thận trong khâu ký kết hợp đồng để tránh nguy cơ bị đòi mặt bằng khi vẫn đang kinh doanh.

4. Lựa chọn phong cách và thiết kế không gian nhà hàng mang nét riêng

Không gian quán có ảnh hưởng trực tiếp tới những khách hàng đến thưởng thức món ăn nên đừng bao giờ qua loa trong khâu định hình phong cách và thiết kế nội thất nhà hàng. 

Màu sắc chủ đạo, bàn ghế, đèn hay các vật dụng trang trí đều tuân theo phong cách mà nhà hàng đang hướng tới, thậm chí là cả những món ăn cũng tông xoẹt tông với điều đó. Phong cách nhà hàng có thể không mới hoặc không độc đáo nhưng cần phải thể hiện được nét riêng để không bị lẫn với các nhà hàng khác và gây ấn tượng với khách hàng. 

Không gian thoáng đãng mà vẫn ấm cúng, nhiều góc sống ảo đẹp sẽ rất được ưa chuộng. Âm nhạc cũng như mùi hương của nhà hàng sẽ tiếp cận khách hàng bằng những giác quan khác nên bạn đừng bỏ sót điều này nhé. Hãy sử dụng cây xanh, nến thơm hay những đồ trang trí xinh xắn để gây ấn tượng tốt với khách hàng hơn nhé. 

Xem thêm: Vì Sao Cần Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Trước Khi Bắt Đầu?

5. Sáng tạo menu và đầu tư cho chất lượng món ăn chính của nhà hàng

Linh hồn của nhà hàng chính là đồ ăn thức uống được phục vụ ở đó, đúng không nào? Vì vậy việc sáng tạo một menu đa dạng hấp dẫn, giá cả phải chăng mà vẫn thu được lợi nhuận cực kì quan trọng mà cũng không hề dễ làm. 

Nên tạo cho menu của nhà hàng bạn một số món chính nhất định rồi hẵng bổ sung thêm những món khác để làm phong phú hơn menu. Menu được định hình theo tệp khách hàng mục tiêu của bạn thì mới khả thi và hấp dẫn được khách. 

Khi bạn đã phát triển các công thức nấu ăn mà bạn tin tưởng và bạn biết khách hàng của mình thích thú, hãy nhất quán với chúng. Nghĩa là khi thấy khách hàng đã ưa thích khẩu vị món ăn của bạn thì hãy giữ khẩu vị món ăn của bạn thống nhất theo thời gian, đừng thường xuyên thay đổi công thức nấu ăn.

Một điều rất hay bị các chủ nhà hàng bỏ quên chính là xuề xòa trong khâu thiết kế, in ấn menu cho nhà hàng. Dù sao thì, khách hàng cũng bị ảnh hưởng bởi thứ họ nhìn thấy nên menu đẹp, thu hút, độc đáo sẽ tăng thiện cảm cho khách và khiến họ thích thú với nhà hàng của bạn hơn. 

kinh doanh nhà hàng

6. Đào tạo đội ngũ nhân viên chất lượng và dịch vụ hoàn hảo

Đầu bếp là người trực tiếp làm nên hương vị món ăn, đôi khi danh tiếng của họ cũng sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu cho nhà hàng nên hãy tìm cách thuê những đầu bếp tay nghề cao và có tâm. Với những kinh nghiệm nấu nướng, họ sẽ biết cách để đáp ứng vị giác của các thượng đế.

Đội ngũ nhân viên phục vụ, quản lý cần được đào tạo chuyên nghiệp, có hệ thống bởi họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Chỉ một người có thái độ không tốt cũng có thể khiến khách hàng đánh giá xấu toàn bộ nhà hàng của bạn. Bí quyết ở đây là hãy gắn kết các nhân viên nhà hàng như những người thân trong gia đình với nhau và cũng cống hiến cho hình ảnh tốt đẹp của gia đình chung.

Các dịch vụ của nhà hàng nên được cải thiện không ngừng để đáp ứng được những yêu cầu mới, càng ngày càng cao của khách hàng. Các phần mềm quản lý nhà hàng như LOOP Smart POS sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực để bạn có thể quản lý nhà hàng một cách chuyên nghiệp, dễ dàng hơn và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Chọn Mặt Bằng Phù Hợp Với Các Mô Hình Cafe

7. Marketing và quảng bá cho thương hiệu trên mọi nền tảng

Đây là khâu cuối cùng và cũng cực kỳ quan trọng để nhà hàng của bạn tiếp cận đến với các khách hàng mục tiêu và công chúng liên quan. Marketing quảng cáo không hề dễ làm, nếu không biết cách có khi còn lãng phí tiền của mà hiệu quả lại không thu được gì. Với thời đại số như hiện nay, bạn nên kết hợp cả 2 phương thức marketing offline và online, bên cạnh đó đừng quên tận dụng phương pháp marketing truyền miệng bởi nó không tốn kém mà hiệu quả còn cao.

Nếu không thể tự đề ra một chiến lược marketing hoàn hảo, hãy thuê riêng một đội ngũ chuyên nghiệp hỗ trợ và thực hiện các ý tưởng của bạn. 

Kinh doanh nhà hàng không phải chuyện dễ làm, nhưng nếu bạn nắm bắt được 7 bí quyết then chốt trên đây, công việc của bạn sẽ đạt được kết quả tốt thôi. Chỉ cần bạn nghiêm túc, quyết tâm và không ngừng cải thiện để đạt được chất lượng tốt hơn, công việc kinh doanh nhà hàng của bạn sẽ “đắt như tôm tươi”.

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x