Trong kinh doanh hay bất cứ công việc gì, nhân viên được coi là tài sản quý giá nhất của công ty. Khi bạn đang sở hữu trong tay những nhân viên giỏi thì bạn phải tìm cách giữ chân họ lại. Đáng tiếc, một trong những lý do bỏ việc của nhiều người lại chính là người quản lý. Vậy bạn phải làm thế nào để không mất đi những người giỏi như vậy?
Mục lục bài viết
1. Luôn thể hiện sự tôn trọng
Trong một cuộc khảo sát cho thấy điều khiến nhân viên có động lực làm việc và gắn bó lâu dài với công ty nhất là khi họ thấy mình được công nhận và tôn trọng. Tôn trọng nhân viên không chỉ là tôn trọng kết quả của họ trong công việc, mà còn là tôn trọng cá tính, hoàn cảnh cá nhân từng người.
Nếu sếp xem nhẹ công việc của nhân viên và không công nhận họ vì lý do mình quá bận rộn hoặc có quá nhiều vấn đề, các mối quan tâm cần giải quyết thì nhân viên sẽ có thể tìm đến với những tổ chức khác, nơi mà họ cảm thấy mình được tôn trọng hơn.
2. Tham khảo ý kiến đánh giá của nhân viên về công việc của bạn
Có nhiều người sẽ nghĩ, việc hỏi ý kiến đánh giá nhân viên và các phản hồi công việc là điều khá khó khăn với vai trò người quản lý, tuy nhiên đây chỉ là suy nghĩ của các thế hệ trước. Người quản lý trong thời đại mới cần biết rằng, không phải ai cũng hoàn hảo trong mọi tình huống cả, và có những lúc nhân viên của bạn – người trực tiếp công tác tại hiện trường – lại có cái nhìn thực tế hơn bất kì ai khác.
Việc tham khảo ý kiến cho thấy bạn là người biết lắng nghe, cầu tiến và sẵn sàng thay đổi để tốt hơn mỗi ngày. Đây chính là tấm gương cho nhân viên học tập.
3. Luôn quan tâm và động viên
Hãy cố gắng sắp xếp thời gian để có những cuộc đối thoại chân thành với cấp dưới, thay vì chỉ hồi đáp bằng những câu thờ ơ. Bạn có biết cách tốt nhất để khuyến khích nhân viên của mình là gì chưa? Rất đơn giản, mỗi ngày chỉ cần dùng hành động hoặc lời nói thể hiện rằng bạn rất yêu quý họ.
Tạo mối quan hệ tốt với nhân viên rất quan trọng, bạn nên quan tâm tới công việc của họ, vài câu hỏi han hay khích lệ đúng lúc sẽ tạo được ấn tượng tốt. Bằng cách nhấn mạnh vào những nỗ lực của cấp dưới, ví dụ như: “Tôi đánh giá rất cao cách anh/chị sử dụng phương pháp này” hay “Tôi biết anh/chị đã thực hiện nhiều lần…”, bạn chứng tỏ sự ủng hộ hoặc động viên nhân viên tiếp tục phấn đấu.
4. Ghi nhận thành tích và tặng thưởng kịp thời
Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ biết được việc gì nhân viên mình làm tốt, khả năng hoàn thành công việc tới đâu và có sự ghi nhận kết quả một cách xứng đáng. Bên ngoài khía cạnh về mặt tài chính thì nhà quản lý có thể khen ngợi nhân viên bằng lời cảm ơn chân thành, cơ hội thăng tiến hoặc một số đặc quyền nhất định.
Mỗi nhân viên có sở thích, thói quen và cách suy nghĩ khác nhau nên cũng có sự khác biệt về cách công nhận những đóng góp của họ cho công ty. Đó là điều mà các nhà lãnh đạo phải hiểu được để từ đó lựa chọn hình thức khuyến khích, động viên đội ngũ nhân viên phù hợp nhất. Như vậy sẽ khiến họ cảm thấy được tôn trọng và muốn gắn bó lâu dài với công ty trong tương lai.
5. Đảm bảo tính công bằng
Công bằng không có nghĩa là tất cả mọi người đều được đối xử như nhau, nó có nghĩa là các chế độ khen thưởng, xử phạt đều phải rõ ràng và công tâm. Muốn lãnh đạo được nhiều nhân viên bạn cần đặt đức tính này lên hàng đầu.
Đối với những cá nhân xuất sắc, có đóng góp thành tích cho công ty, hãy tuyên dương trước toàn bộ nhân viên và có hình thức khen thưởng xứng đáng. Ngược lại, với những nhân yếu kém, bạn cũng phải có hình thức kỷ luật thấu đáo.
Để trở thành một người quản lý được nhân viên nể phục không phải tự nhiên có mà cần phải được liên tục học tập, trau dồi kiến thức và rèn luyện. Hãy chứng tỏ cho mọi người thấy rằng bạn không chỉ là một vị sếp có đủ năng lực mà bạn còn là một nhà lãnh đạo thu phục được lòng người.