Khi bắt đầu bất kỳ mô hình kinh doanh nào bạn cũng cần lên kế hoạch rõ ràng về tài chính. Với mô hình kinh doanh quán cafe, bạn cần phân chia chi tiết nhiều loại chi phí hơn. Dưới đây là một số loại chi phí bạn cần chuẩn bị khi muốn mở quán cafe.
Mục lục bài viết
1. Chi phí mặt bằng quán cafe
Điều đầu tiên mà bạn nghĩ tới khi muốn bắt tay vào kinh doanh mô hình quán cafe chính là tìm kiếm mặt bằng mở quán. Song song với đó là tính toán chi phí phù hợp cho mặt bằng mà bạn cần thuê, một vị trí mặt bằng thuận lợi sẽ mang lại nhiều lợi ích dễ thấy cho việc kinh doanh. Tùy vào mô hình kinh doanh, và phân khúc khách hàng, người chủ kinh doanh sẽ lựa chọn mặt bằng ở những khu vực phù hợp.
Thường những mặt bằng tại các khu vực trung tâm thành phố sẽ có giá khá cao từ 50 đến 300 triệu / tháng. Còn mới những khu vực xa trung tâm một chút thì giá sẽ dễ chịu hơn rất nhiều, chỉ từ 20 đến 50 triệu / tháng. Hoặc thậm chí đối với những khu vực ngoại thành, giá cho thuê mặt bằng sẽ còn thấp hơn rất nhiều.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Chọn Mặt Bằng Phù Hợp Với Các Mô Hình Cafe
2. Chi phí tu sửa, thiết kế không gian quán
Tùy vào hiện trạng của mặt bằng bạn thuê được, và theo phong cách thiết kế mà bạn hướng tới, bạn sẽ tính toán được chi phí cần thiết cho việc tu sửa quán cafe của mình.
Nếu mới bắt đầu kinh doanh, chưa có nhiều kinh nghiệm bạn có thể chọn những mặt bằng có sang lại toàn bộ nội thất và cơ sở vật chất trong quán. Đối với những mô hình quán cafe lớn, muốn hướng tới phân khúc khách hàng riêng, bạn cần đầu tư nhiều vốn hơn cho việc tu sửa, thiết kế lại quán cũng như bổ sung thêm những vật dụng cần thiết.
3. Chi phí mua dụng cụ pha chế và nguyên liệu
Dựa theo menu đồ uống mà bạn muốn bạn, bạn sẽ xác định được những dụng cụ cũng như nguyên liệu cần thiết.
Những vật dụng thiết yếu mà mọi quán cafe đều cần phải có như: tủ lạnh, máy pha cafe, dụng cụ pha chế, ly, cốc,…những vật dụng này tùy vào nguồn gốc xuất xứ và hãng sản xuất sẽ có giá thành khác nhau.
Các loại nguyên liệu pha chế như cafe, siro, nước trái cây, đường, sữa, cacao,…bạn cần có phương pháp bảo quản hợp lý, tránh tình trạng hư hỏng. Đặc biệt trong thời gian phải đóng cửa quán vì dịch, rất nhiều quán cafe bị tổn thất nặng nề một phần do nguyên liệu bị hỏng phải mua mới.
4. Chi phí đầu tư công cụ quản lý quán cafe
Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc sử dụng công nghệ vào kinh doanh là một trong những yếu tố cần thiết quyết định sự thành bại của mô hình đó. Một phần mềm quản lý quán cafe phù hợp sẽ giúp bạn quản lý quán tối ưu hơn, nhanh hơn, chính xác hơn và chuyên nghiệp hơn.
Trên thị trường có rất nhiều phần mềm với những phân khúc và mô hình quán cafe khác nhau. Đặc biệt, trong xu hướng doanh nghiệp chuyển đổi số như hiện nay, một phần mềm quản lý thông minh, chuyên biệt cho ngành F&B sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.
LOOP Smart POS là một nền tảng quản lý bán hàng thông minh, toàn diện và dành riêng cho nhà hàng và quán cafe. Với đầy đủ các tính năng chuyên biệt được tích hợp trên một trình quản lý, tích hợp thanh toán đa phương tiện, đồng thời giải quyết nỗi lo thất thoát nguyên liệu cho các chủ quán.
Xem thêm: Top 5 Phần Mềm Quản Lý Nhà Hàng, Quán Cafe Được Tin Dùng Nhất 2021
5. Quỹ dự trù chi phí phát sinh
Khi mới bắt tay vào kinh doanh quán cafe, bạn cần có một khoản tiền dự trù để duy trì nó. Khoản tiền này bạn có thể dành cho các hoạt động marketing, các hóa đơn điện nước, lương nhân viên,… Trên thực tế, trong quá trình kinh doanh bạn sẽ gặp phải những vấn đề bất ngờ, nằm ngoài suy tính của bạn.
Sau khi đã nắm được các khoản cần chi tiêu, bước tiếp theo bạn cần lập một bảng kế hoạch ngân sách cụ thể, từ đó bạn sẽ biết mô hình quán cafe của mình cần bao nhiêu vốn.