Những năm gần đây, trào lưu khởi nghiệp bằng việc kinh doanh quán cafe đang phát triển không ngừng ở Việt Nam. Dù mức độ cạnh tranh cao nhưng loại hình này vẫn mang lại lợi nhuận khá tốt. Để có được thành công, hạn chế các rủi ro, người kinh doanh cần chuẩn bị kỹ lưỡng ở tất cả các khâu. Trong đó, chọn mặt bằng quán cafe phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành bại của quán, dưới đây là một số kinh nghiệm chọn mặt bằng phù hợp với các mô hình cafe.
1. Xác định mức chi phí thuê mặt bằng
Trước khi bắt tay vào kinh doanh, bạn cần tính toán chi phí đầu tư cho mô hình kinh doanh của mình. Trong đó, phần chi phí cần xác định đầu tiên chính là chi phí thuê mặt bằng.
Tùy vào mỗi mô hình quán cafe khác nhau, cũng như địa điểm đặt quán khác nhau sẽ có các mức chi phí khác nhau:
- Với các mô hình quán cafe nhỏ, quán cafe cóc thì chi phí cho mặt bằng thường khá thấp, bởi vì diện tích của quán không cần quá lớn, có thể tận dụng các mặt bằng vỉa hè.
- Ở mô hình quán cafe văn phòng hoặc nhượng quyền thì thường chú trọng vị trí mở quán ở những nơi thu hút phân khúc khách hàng mà quán hướng tới. Những địa điểm ở trung tâm thành phố hoặc mặt tiền các con đường lớn thì sẽ có giá thuê cao hơn, nhưng đổi lại bạn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.
- Còn với mô hình quán cafe sân vườn đòi hỏi diện tích mặt bằng khá rộng, có thể tách biệt khỏi thành thị hoặc không bị ảnh hưởng bởi sự ồn ào của đô thị, vì khách hàng lui tới quán cafe sân vườn thường với mục đích tìm nơi thư giãn, tránh xa những căng thẳng thường nhật.
Xem thêm: Mở Quán Cafe Cần Chuẩn Bị Những Gì? Chi Phí Mở Quán Cafe Bao Nhiêu?
Mục lục bài viết
2. Xác định phân khúc khách hàng
Sau khi lập bản kế hoạch về tài chính hợp lý, bạn cần định hướng về chiến lược kinh doanh rõ ràng, xác định đúng phân khúc khách hàng và bạn muốn hướng tới. Để phác họa rõ ràng về đối tượng khách hàng của mình, bạn hãy thử trả lời những câu hỏi sau:
- Bạn muốn bán cafe cho ai?
- Độ tuổi trung bình của khách hàng sẽ ghé quán là bao nhiêu?
- Khách hàng của bạn chú trọng điều gì nhất khi vào quán?
- Thời gian nào khách sẽ tới quán đông nhất?
Khi trả lời hết được những câu hỏi trên, bạn sẽ biết mình nên thiết kế phong cách quán cafe phù hợp với đối tượng khách hàng của mình như thế nào? quán cafe của bạn nên đặt ở gần khu văn phòng, gần trường học hay ở đâu? thời gian đóng, mở quán như thế nào?…
3. Tìm mặt bằng mở quán cafe
Vị trí mặt bằng mở quán cafe là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công của quán đó. Một địa điểm có giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc và không gian quán đẹp sẽ là một mặt bằng hoàn hảo cho bạn.
Với mô hình quán cafe lớn hoặc các quán cafe sân vườn, bạn nên ưu tiên chọn những mặt bằng rộng rãi, có bãi đậu xe, tránh tình trạng khách quá đông và không có chỗ để xe.
4. Kiểm tra kỹ lưỡng hiện trạng của mặt bằng
Nhiều người sau khi tìm được mặt bằng ưng ý, phù hợp về chi phí thì vội vàng làm hợp đồng thuê mặt bằng ngay. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bạn phải tốn thêm một phần chi phí không hề nhỏ trong việc tu sửa mặt bằng.
Vì vậy bạn cần xem xét kỹ lưỡng hiện trạng mặt bằng dựa trên nhiều tiêu chí:
- Hãy đảm bảo rằng quán cafe của bạn có đủ chỗ để xe cho khách tới quán.
- Kiểm tra cơ sở hạ tầng có bị xuống cấp nhiều quá hay không?
- An ninh trật tự ở địa điểm mở quán như thế nào?
- Mặt bằng phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ liên quan.
5. Làm hợp đồng cho thuê và thời hạn thuê
Một mô hình kinh doanh cafe muốn thành công và ổn định thì cần phải có thời gian hoạt động ít nhất từ một năm trở lên. Đồng thời, bạn cũng cần xác định mô hình kinh doanh của mình dự định triển khai là lớn hay nhỏ. Từ đó, cân nhắc thời gian thuê mặt bằng cho hợp lý.
Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết Các Thủ Tục Mở Quán Cafe, Quán Ăn 2021
Sau khi kiểm tra hết đầy đủ các tiêu chí và giấy tờ liên quan, việc tiếp theo là ký hợp đồng cho thuê mặt bằng. Hãy kiểm tra thật kỹ càng những mục trong hợp đồng, nếu có vấn đề còn mập mờ, bạn phải làm rõ ngay trước khi đặt bút ký hợp đồng. Với những mô hình quán cafe lớn, bạn nên có luật sư để đảm bảo tính chắc chắn của hợp đồng.