Kinh Nghiệm Mở Quán Cafe Cho Người Mới Bắt Đầu

kinh nghiệm mở quán cafe cho người mới bắt đầu

Là một lĩnh vực kinh doanh khá khốc liệt trên thị trường ngày nay, tuy nhiên có nhiều bạn trẻ vẫn lựa chọn khởi nghiệp bằng việc mở quán cafe, nó không phải là một bài toán quá khó, nhưng nếu tính sai một bước cũng sẽ khiến cho bạn khó mà hoàn được vốn.

Không chỉ yêu thích là đủ, bạn cần phải vững vàng để vượt qua khó khăn, phải tìm và nghiên cứu hiểu thật kỹ trước khi bắt tay vào hoạt động. Bạn đã nắm bắt đủ kinh nghiệm cho bản thân mình chưa? Hãy tham khảo thêm vài bí kíp bên dưới để giúp bạn thành công hơn nhé.

1. Tìm hiểu về thị trường cafe

Thật không dễ dàng khi bắt đầu một việc gì đó, mở quán cafe không chỉ đầu tư nhiều về thời gian và tiền bạc, hơn hết nghiên cứu thị trường cũng là một bước đi quan trọng nhưng đã có nhiều người bỏ qua nó và lại là lý do đầu tiên khiến cho nhiều cửa hàng sau một thời gian phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”

Nghiên cứu thị trường để làm gì? Để biết được: đối thủ của bạn là ai? Giá thị trường của họ như thế nào? Họ kinh doanh những mặt hàng gì? Họ mở quán ở những địa điểm như thế nào?

tìm hiểu về thị trường cafe

Nghiên cứu thị trường để biết những gì? Để biết được: khách hàng tiềm năng mà bạn đang muốn hướng đến gồm những ai? Thói quen của khách hàng như thế nào? Thời gian mà khách hàng sẽ tìm đến quán cafe? Khách hàng muốn nhiều không gian, vị trí quán như thế nào? Giá thành mà khách hàng có thể chi trả? Bạn sẽ biết được những thất bại trong kinh doanh của người đi trước mà có thể tránh được nó.

Kinh doanh bất kì lĩnh vực nào cũng vậy, tìm hiểu thị trường vẫn là bước đi quan trọng đầu tiên mà bạn nên thực hiện để tránh việc đi lệch so với định hướng của mình.

2. Mô hình và ý tưởng khi mở quán cafe

Sau khi tìm hiểu và nắm được các thông tin trong tay, bạn sẽ dễ dàng hình dung và lên ý tưởng mô hình cho quán cafe của mình tốt hơn. Bạn sẽ phải chọn những mô hình kinh doanh như thế nào? Nhưng nếu bạn có ý định kinh doanh mô hình nhượng quyền hiệu, bạn nên tìm hiểu kinh phí hoặc các thủ tục nhượng quyền như thế nào? Lý do nhượng quyền hoặc nên nghiên cứu thêm thương hiệu đó có phù hợp với mô hình mà bạn đang hướng đến không? Chi phí cần sửa chữa (nếu có)?

mô hình quán cafe

Bạn cũng có thể tự xây dựng, thiết kế không gian quán của mình. Có rất nhiều phong cách cho quán cafe của bạn, độc đáo và thú vị bạn có thể cân nhắc và tham khảo như: cafe phong cách Vintage, phong cách Công nghiệp – Industrial Style, phong cách Bohemian, phong cách nhiệt đới – Tropical Style, phong cách Đông Dương – Indochine Style, phong cách Bắc Âu – Scandinavian Style, phong cách hiện đại – Modern Style,…..

3. Kinh phí khi mở quán cafe

  Đây là điểm đặc biệt quan trọng sẽ khiến cho bạn trăn trở nhất. Việc cân bằng chi phí nếu không nắm vững sẽ rất dễ vượt ngoài tầm kiểm soát. Những chi phí nhất định bạn phải nắm thật chắc như:

– Chi phí về mặt bằng;

– Chi phí xây dựng, sửa chữa (nếu có);

– Chi phí về nguyên vật liệu chính;

– Chi phí về nội thất;

– Chi phí trang thiết bị, máy móc;

– Chi phí về nhân viên;

– Chi phí duy trì quán;

– Chi phí về Marketing;

– Chi phí về giấy phép hoạt động kinh doanh.

chi phí mở quán cafe

 

4. Chọn địa điểm mở quán

Tùy vào diện tích và vị trí địa lý của mặt bằng mà sẽ có giá thành khác nhau. Tuy nhiên, bạn phải cân nhắc thật kĩ việc ký hợp đồng và cọc trước để tránh trường hợp quán vừa đi vào quỹ đạo thì đã bị lấy lại mặt bằng.

Không nên phủ nhận rằng, việc lựa chọn địa điểm mở quán cũng là một trong nhưng yếu tố thành hay bại. Bạn sẽ chọn mô hình kinh doanh như thế nào? Cần diện tích, quy mô ra sao? Khu vực để xe có thuận tiện hay không? Mật độ lưu thông trên đường như thế nào? Có lượng khách tiềm năng ở đó hay không? Và hơn hết, mặt tiền ở đó có phù hợp với kinh phí mà bạn đã dự trù trước đó hay không? Tuy nhiên, nếu chọn được mặt bằng tốt và thuận tiện, bạn sẽ tiết kiệm hơn được khoảng chi phí quảng cáo khá đắt đỏ ấy.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Chọn Mặt Bằng Phù Hợp Với Các Mô Hình Cafe

5. Thiết kế menu của quán

Thấu hiểu được nhu cầu của nhiều khách hàng thì việc xây dựng menu của quán cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn sẽ chọn việc tự học chế biến và thiết kế thức uống riêng, hay nên chọn việc thuê một bartender chuyên nghiệp khác, hoặc nếu bạn chọn nhượng quyền thương hiệu thì bạn sẽ không cần phải vắt óc để suy nghĩ vì họ sẽ bán luôn cả menu cho bạn mà.

Thiết kế một menu chuyên nghiệp và khá nhiều thức uống phong phú, mới lạ sẽ khiến cho khách hàng nhớ đến quán của bạn nhiều hơn, có khi còn được ưu tiên lên hàng đầu trong việc lựa chọn cho các cuộc vui chơi. Tuy nhiên, đừng quá tham lam khi đưa quá nhiều thức uống vào menu vì sẽ khiến khách hàng dễ bị rối và không biết phải gọi món gì.

menu quán cafe

6. Lựa chọn thiết kế nội thất cho quán

Điểm khác biệt mạnh nhất giữa các mô hình chính là việc lựa chọn nội thất phù hợp, không được lệch lạc, thiếu logic với nhau, tất cả những vật dụng đơn giản không cần thiết cũng có thể trở thành một món đồ trang trí, là điểm nhấn trong quán của bạn nếu bạn biết lựa chọn. Hoặc là bạn sẽ tự thiết kế theo sở thích và tin vào sự lựa chọn của mình, hoặc là bạn sẽ thuê một đơn vị thiết kế khác bên ngoài và bạn chỉ cần cho họ hướng đi, họ sẽ hoàn tất giúp bạn.

7. Tìm nhà cung cấp chính cho các nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ

Nên lựa chọn và tìm mua những loại máy móc mà bạn sẽ thật sự cần thiết để tiết kiệm được một phần chi phí như: máy xay sinh tố, máy pha cafe, cốc, khay bưng,… và các dụng cụ cần thiết khác.  

Việc tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc ước định giá của thức uống đó, nếu nguyên vật liệu quá cao, đồng nghĩa với việc bạn phải tăng giá tiền của sản phẩm, và thêm vào đó nó cũng sẽ ảnh hưởng khá lớn đến mô hình kinh doanh mà bạn đang hướng đến nếu là những quán cafe nhỏ, bình dân hoặc theo hướng take away,…

chọn mặt bằng quán cafe

8. Tuyển dụng nhân viên

Nếu bạn chọn mô hình kinh doanh là quán cafe nhỏ, như vậy bạn sẽ tiết kiệm được chi phí nhân viên hoặc tùy vào quy mô kinh doanh, diện tích quán, lượng khách hàng như thế nào mà tuyển dụng lượng nhân viên vừa đủ. Những nhân viên chính của quán như phục vụ nên lựa chọn và đào tạo về kỹ năng, thái độ phục vụ, cách niềm nở, nhiệt tình, tạo ấn tượng, phân viên pha chế nên lựa chọn những người có kỹ năng pha chế, mỹ vị tốt, có thẩm mỹ và hơn hết nên là những người có kiến thức về các loại thức uống mà sẽ khiến cho khách “say quên lối về”.

9. Hoàn tất các thủ tục, giấy phép kinh doanh

Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ bao gồm: lệ phí đăng ký và giấy phép cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm, các loại thuế thu nhập mà một doanh nghiệp nên thực hiện nó.

tuyển nhân viên quán cafe

10. Lên kế hoạch tiếp thị, quảng cáo

Khi quán của bạn đã đi vào quỹ đạo, bạn nên bắt đầu chạy nhiều chiến dịch quảng cáo để được nhiều khách hàng biết và ghé thăm hơn. Nếu bạn mở quán ở những thành phố hoặc các khu du lịch nổi tiếng, bạn cũng có để đăng bài hoặc nhờ khách hàng review vào các hội nhóm cũng là một trong những điểm có thể tiết kiệm được chi phí quảng cáo hay.

Bạn cũng có thể bắt đầu tạo lập thêm các trang web hoặc các ứng dụng quản lý phù hợp với mặt hàng mà bạn đang kinh doanh.

Bên trên là một vài kinh nghiệm giúp cho bạn sáng suốt hơn cho việc chuẩn bị kinh doanh của mình. Nhưng xét cho cùng, nguồn vốn chính là kiều điện đầu tiên cần thiết nhất, khi bạn có đủ các ý tưởng và nắm vững các kinh nghiệm, một niềm đam mê và quyết tâm cao sẽ giúp bạn nhanh chóng đứng vững trên thị trường F&B tại Việt Nam. 

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x