Trở thành người quản lý không có nghĩa là “đất dưới chân” của bạn không thể sụp đổ. Với tư cách một người lãnh đạo, có những nhiệm vụ khó khăn mà bạn phải tự mình đương đầu. Đây không phải là một việc đơn giản, bản thân người quản lý cằn tự trau dồi và rèn luyện kĩ năng của mình để vượt qua những khó khăn, trắc trở.
Mục lục bài viết
1. Khả năng kiểm soát và bao quát
Với công việc của một người quản lý, bạn cần có khả năng kiểm soát, bao quát tất cả tình trạng của cửa hàng từ chất lượng món ăn, đánh giá của khách hàng hay số lượng tồn kho. Phải luôn theo dõi quá trình thực hiện công việc nhằm đảm bảo hoặc loại bỏ kịp thời những sai sót.
Đồng thời, theo dõi tiến độ làm việc của nhân viên, nắm rõ hiệu suất và thái độ làm việc của từng người để phân công nhiệm vụ hợp lí. Cần đảm bảo rằng công việc được hoàn thành hiệu quả, đúng tiến độ, và giao đúng người đúng việc.
2. Kỹ năng giao tiếp
Khả năng giao tiếp là một yếu tố quan trọng đối với người quản lý, nó ảnh hưởng đến hiệu quả của các quyết định trong quá trình vận hành, điều khiển hoạt động kinh doanh. Đồng thời, giao tiếp là cơ sở để đánh giá năng lực của người quản lý. Một người giao tiếp vụng về, thiếu tự tin, không biết tác động đến người khác như thế nào, không biết trình bày một cách lôgic, rõ ràng các ý kiến, quan điểm của mình thì khó có thể quản lý được người khác.
Bên cạnh đó, những nhà quản lý với khả năng giao tiếp giỏi có thể kết nối nhân viên của mình một cách dễ dàng, tạo ra những giá trị tinh thần to lớn, thúc đẩy năng suất làm việc tích cực.
3. Tạo dựng niềm tin
Không một người quản lý nào có thể thành công mà không có được sự tin tưởng của nhân viên. Tuy vậy, niềm tin rất khó để có thể xây dựng nhưng lại dễ dàng đánh mất.
Dưới cương vị là một người quản lý, bạn cần đảm bảo sự tin tưởng mà các nhân viên cấp dưới dành cho mình. Kiểm soát hành động theo một quy chuẩn mẫu, thực hiện mục tiêu rõ ràng, hết lòng trong công việc sẽ giúp người quản lý tạo dựng đươc niềm tin của nhân viên. Bạn không thể quản lý người khác nếu bạn không gây dựng được niềm tin từ họ.
4. Tầm nhìn xa
Đây chính là kỹ năng quan trọng của một nhà quản lý để tập hợp các nguồn lực, bố trí nguồn nhân lực hợp lý và tạo sự thống nhất trong hành động. Khi trở thành người quản lý, bạn bắt buộc phải chịu trách nhiệm với rất nhiều vấn đề, lợi nhuận kinh doanh, quy mô nhà hàng, chất lượng sản phẩm, kế hoạch phát triển,… Điều này có thể trở thành trở ngại lớn cho nhiều nhà quản lý, tầm nhìn xa đòi hỏi những trải nghiệm, va vấp cũng như những kiến thức nhất định.
5. Khả năng ứng dụng công nghệ
Thời đại công nghệ 4.0, ứng dụng công nghệ trong kinh doanh trở thành một thế mạnh và người quản lý cửa hàng cần phải am hiểu và có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm quản lý. Với những mô hình kinh doanh lớn, người lãnh đạo có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định lựa chọn các giải pháp trong vận hành. Lựa chọn một công cụ quản trị mạnh sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực để chuẩn hóa quy trình vận hành và giảm thiểu các lỗi nghiệp vụ trong nhà hàng, hạn chế thất thoát hiệu quả.
Quản lý cửa hàng chưa bao giờ là một công việc dễ dàng, đặc biệt hơn khi đó là một cửa hàng lớn hay một chuỗi nổi tiếng. Hãy nhớ rằng để trở thành một người quản lý xuất sắc bạn cần vận dụng linh hoạt các kỹ năng quản lý của mình cho từng trường hợp, sao cho kết quả cuối cùng là đột phá hiệu suất cho đội nhóm và tổ chức.