9 Bước Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Người Mới Bắt Đầu

9 bước lập kế hoạch kinh doanh cho người mới bắt đầu

Kinh doanh hiện đang là lĩnh vực được rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ lựa chọn để tạo ra thu nhập cho bản thân. Nhưng để kinh doanh được một cách trơn tru và có hiệu quả thì bạn cần đến rất nhiều yếu tố quan trọng như tài chính, thị trường hay mục tiêu. Vậy thì hãy cùng LOOP tham khảo ngay 9 bước lập kế hoạch kinh doanh cho người mới bắt đầu dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn nhé.

Bước 1: Xây dựng ý tưởng kinh doanh

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng hàng đầu bởi ý tưởng kinh doanh là xương sống, linh hồn cho kế hoạch cũng như việc kinh doanh của bạn sau này. Vì vậy, hãy xây dựng cho kế hoạch của mình một ý tưởng thật rõ ràng, độc đáo, khả thi và mang màu sắc cá nhân. Dù ý tưởng đó có lạ lùng như thế nào thì cũng đừng ngại hiện thực hóa nó bởi biết đâu nó sẽ giúp bạn nổi bật so với các đối thủ khác.

xây dựng ý tưởng kinh doanh

Bước 2: Xây dựng mục tiêu

Mục tiêu chính là thước đo vị trí hiện tại và cái đích hướng đến của bạn, là động lực để bạn xác định rõ được phương thức, cách phấn đấu và hiện thực hóa kế hoạch của mình. Muốn xây dựng được mục tiêu, bạn cần trả lời được một số câu hỏi như: Đích đến của bạn là gì? Bạn cần đạt được gì? Thời điểm bạn đạt được mục tiêu là khi nào? Tiêu chí xây dựng mục tiêu của bạn là gì?…

xây dựng mục tiêu

Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường

Người ta vẫn nói “thương trường là chiến trường”, nên muốn trụ được trong lĩnh vực khắc nghiệt này, bạn cần có sự am hiểu và cái nhìn sâu rộng về nó. Nghiên cứu và phân tích chính là 2 hoạt động thiết yếu để bạn hiểu rõ về môi trường kinh doanh, đối tượng hướng tới, đối thủ cạnh tranh hay phân khúc thị trường trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Từ đó xác định được điểm mạnh, sự riêng biệt cho công việc kinh doanh của bản thân. 

nghiên cứu và phân tích thị trường

Xem thêm: Top 15 Mặt Hàng Kinh Doanh Siêu Lợi Nhuận “Một Vốn Bốn Lời”

Bước 4: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức bằng biểu đồ SWOT

Lập biểu đồ SWOT chính là cách hữu hiệu nhất để bạn hiểu rõ về công việc kinh doanh của mình. Bạn sẽ biết được mình có điểm mạnh, điểm tốt gì, thiếu sót ra sao, cơ hội đang có và thách thức sẽ phải đối mặt như thế nào. Từ đó định hình được hướng đi hay phương thức đúng đắn cho kế hoạch kinh doanh của mình để phát huy và khắc phục những yếu tố trên.

phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức bằng biểu đồ SWOT

Bước 5: Xác định mô hình kinh doanh

Thật khó nếu chỉ có một mình bạn tiến hành từ A đến Z, vì thế một mô hình kinh doanh hợp lý là điều giúp cho công việc kinh doanh của bạn được vận hành một cách trơn tru, có tổ chức. Bạn cần xác định sẽ theo đuổi mô hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hay hộ kinh doanh để có sự chuẩn bị phù hợp, đặc biệt là về mặt giấy tờ pháp lý.

xác định mô hình kinh doanh

Xem thêm: 10 Ý Tưởng Kinh Doanh Thiết Thực Thời Đại Dịch

Bước 6: Lập kế hoạch Marketing

Marketing chính là cầu nối đưa sản phẩm công ty bạn đến với đối tượng khách hàng mục tiêu, truyền thông cho hình ảnh, giá trị của sản phẩm và công ty đến với công chúng, qua đó giúp tăng doanh thu cho việc kinh doanh cũng như độ nhận diện thương hiệu. Bởi vậy, bạn cần xây dựng một chiến dịch marketing bài bản, dài hơi, linh hoạt và phù hợp với từng giai đoạn để đạt được hiệu quả cao nhất.

lập kế hoạch marketing

Bước 7: Lập kế hoạch quản lý nhân sự

Dù mô hình kinh doanh nhỏ hay lớn, bạn cũng cần chuẩn bị kế hoạch quản lý nhân sự để đảm bảo mọi mắt xích trong dây chuyền được hoạt động trơn tru, thống nhất. Bạn có thể không quản lý trực tiếp các nhân viên, thay vào đó bạn sẽ nắm bắt tình hình thông qua các phòng ban, đội nhóm quản lý do chính bạn xây dựng và đưa ra các kế hoạch để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của mình.

lập kế hoạch quản lý nhân sự

Bước 8: Lập kế hoạch quản lý tài chính

Quản lý dòng tiền, nói cách khác, quản lý nguồn vốn của là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc kinh doanh bởi nếu không biết phân bổ vốn hợp lý thì rất dễ dẫn đến thất thoát hay lãi không bù nổi lỗ. Một bản kế hoạch quản lý tài chính sẽ giúp bạn kiểm soát được số tiền cần chi, số tiền đã chi, doanh thu, thời gian thu lại… tránh bị thất thoát nguồn vốn và có cơ hội thu lại lợi nhuận sớm hơn.

lập kế hoạch quản lý tài chính

Bước 9: Thực hiện kế hoạch

Vậy là đã đến bước cuối cùng để bạn hiện thực hóa tất cả những điều đã ghi ở trên. Điều tiên quyết ở đây là bạn cần tuân theo tuyệt đối các bước trong bản kế hoạch của mình. Nếu phát sinh chuyện gì khiến kế hoạch thay đổi thì bạn cần xem xét, tính toán kỹ lưỡng rồi mới điều chỉnh và thích nghi dần để không phá vỡ trật tự ban đầu dẫn tới kinh doanh thua lỗ và thất bại.

thực hiện kế hoạch

Trên đây là 9 bước lập kế hoạch kinh doanh cơ bản cho người mới bắt đầu để bạn sẵn sàng với công việc kinh doanh của mình. Mong rằng bạn đã nắm được những kiến thức nền tảng và có thể tiến hành kế hoạch kinh doanh đồng thời gặt hái được kết quả tốt trong tương lai.

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x