Ngày nay, các món lẩu dần trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống Người Việt. Mô hình quán lẩu rất đa dạng, bao gồm lẩu bò, lẩu cá, lẩu hải sản,… Rất nhiều người chạy theo xu thế tìm hiểu kinh nghiệm mở quán lẩu để thu hút khách. Bài viết dưới đây, LOOP hy vọng sẽ bổ sung cho bạn thêm vốn kiến thức về cách thức mở quán lẩu và hy vọng bạn sớm có được sự thành công!
Mục lục bài viết
Mở quán lẩu cần bao nhiêu vốn?
Đây chính là vấn đề đầu tiên mà bạn cần phải quan tâm và tính toán thật kỹ lưỡng. Mở quán lẩu cần gì? Phải chi những gì? Chi như thế nào? Bạn có thể tham khảo giá dưới đây.
Đầu tiên là khoản mặt bằng. Quán lẩu thường phải có mặt bằng khá rộng và thoáng từ 30m2 trở lên, đủ kê khoảng 10 bộ bàn ghế. Các quán lẩu gia đình thì cần phải từ 70m vuông trở lên.
Ở các tỉnh, thành, mức thuê sẽ nhẹ hơn rất nhiều hoặc bạn có thể tận dụng tầng trệt của nhà để mở quán lẩu. Ở thành phố, khoản chi để thuê khá “nặng”, từ 7 – 8 triệu/tháng trở lên. Tính cả tiền đặt cọc tiền nhà, vị chi bạn cần phải để ra khoảng 15 – 30 triệu cho khoản này.
– Tiền sửa sang lại quán (sơn tường, lót gạch nếu cần, xây thêm bục nấu bếp đơn giản…), mua quạt, lắp đặt các thiết bị điện – nước… khoảng 30 – 50 triệu.
– Số tiền để mua bàn ghế, các dụng cụ nấu ăn (bếp, nồi, tủ) khoảng 25 – 35 triệu.
– Số tiền để làm thực đơn, bảng hiệu khoảng 5 triệu.
– Số tiền để mua nguyên liệu trung bình khoảng 3 – 4 triệu/ngày.
– Số vốn còn lại, bạn dùng để dự trù và chi vào các khoản phát sinh khi đang hoạt động.
Xem thêm: Mở Nhà Hàng Cần Những Loại Chi Phí Gì?
Lựa chọn địa điểm và đối tượng khách hàng
Địa điểm mở quán phải là khu vực nhiều người qua lại. Địa điểm khu dân cư là lựa chọn hàng đầu. Bởi vì nơi đó có nhu cầu ăn uống cao hoặc các mặt tiền đường phố cũng đáng để lựa chọn. Và càng ở gần các khu vực này bao nhiêu, khách hàng của quán lẩu càng đông.
Việc lựa chọn đối tượng mục tiêu cũng rất quan trọng. Vì không phải nhóm dân cư nào cũng thích ăn lẩu dê và thường hay đi ăn.
Bạn có thể làm khảo sát, tìm hiểu về nhu cầu và sở thích tại nơi bạn sắp mở quán. Kế đến, bạn chọn ra một nhóm đối tượng khách hàng để lên thực đơn, chế biến các món ăn phù hợp với thói quen ăn uống, khả năng chi tiêu của khách hàng.
Chọn thức uống đi kèm
Ngoài chất lượng món lẩu đi kèm, đồ uống cũng rất quan trọng. Chủ yếu là bia.
Mặc dù quán lẩu thường tập trung chủ yếu là nam giới. Nhưng cũng cần phải có thêm các loại nước ngọt, nước suối để đa dạng nhu cầu của thực khách.
Một kinh nghiệm mở quán lẩu khi chọn đồ uống là không nên lấy quá nhiều bia, nước ngọt. Nên có hợp đồng với các nhà cung cấp và bán hàng cho công ty để lấy % hoa hồng.
Làm như vậy, bạn vừa giảm được 1 phần tiền vốn đầu tư. Cũng như không tồn đọng quá nhiều.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Mở Nhà Hàng Hải Sản Cho Người Mới Bắt Đầu
Thiết kế không gian quán lẩu
Bạn cần đảm bảo không gian quán lẩu luôn sạch sẽ, thoáng mát. Để mang lại cho khách hàng cảm giác thoải mái khi thưởng thức món ăn.
Bạn có thể trang trí thêm quạt mát, đèn điện, bàn ghế, menu, khăn giấy,… để quán trông đầy đủ, tiện nghi nhất có thể.
Thêm vào đó, bạn cũng nên cân nhắc khi tuyển nhân viên. Vì phải chi một khoảng không nhỏ vào việc này. Và nên lưu ý nhân viên phải chú ý phục vụ nhiệt tình, thân thiện để tạo ấn tượng với thực khách.
Quảng cáo cho quán lẩu
Bạn nên tận dụng các công cụ truyền thông để quảng cáo thu hút được thật nhiều khách hàng. Các phương tiện truyền thông có thể kể đến như website, facebook, mạng xã hội,…. Đồng thời, bạn nên thường xuyên update thông tin mới nhất của quán. Nhằm gây được sự tò mò mà khách tìm đến ăn và thưởng thức.
Xem thêm: 10 Ý Tưởng Marketing Cho Nhà Hàng Năm 2021