Nếu bạn đang có ý định mở một quán cafe trong tương lai, thì câu hỏi đầu tiên được đặt ra chắc chắn sẽ là: Chi phí mở quán cafe là bao nhiêu? Rất khó để đưa ra bất kỳ con số chính xác nào bởi vì chi phí thực tế sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của bạn. Do đó, bài viết này sẽ đưa ra những con số khách quan mà bạn có thể tham khảo cho dự định mở quán cafe của mình.
Mục lục bài viết
1. Chi phí mặt bằng – Một trong những chi phí mở quán cafe quan trọng nhất
Chi phí mặt bằng sẽ là một trong những khoản chi phí mở quán cafe lớn nhất của bạn, đặc biệt là khi bạn mở quán cafe có chỗ ngồi và cần bày biện bàn ghế. Nếu không có sẵn mặt bằng, ắt hẳn nhiều chủ quán cần xem xét đến việc thuê mặt bằng. Trước khi thực hiện việc này, bạn nên xem xét giá thuê, tiền đặt cọc và các khoản phí hợp đồng khác phải trả trước.
Hãy nhớ rằng chi phí thuê mặt bằng hàng tháng của bạn không được cao hơn 15% lợi nhuận trung bình mỗi tháng. Sau khi chọn được mặt bằng cụ thể, bạn có thể ước tính lợi nhuận của mình bằng số lượng khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ tại quán, bạn có thể tham khảo lượng khách từ các cửa hàng xung quanh hoặc mật độ lưu thông ngay tại vị trí bạn kinh doanh sao cho hợp lý. Từ đó bạn sẽ suy ra được mức chi phí tối đa mà bạn cho thể chi trả cho việc thuê mặt bằng.
Hiện nay, chi phí thuê mặt bằng trung bình mỗi tháng dao động từ khoảng 7 đến 20 triệu đồng tùy địa điểm.
Xem thêm: [Bí Quyết Kinh Doanh 2020] – Mở quán cafe cần chuẩn bị những gì?
2. Chi phí mở quán cafe: Chi phí thiết bị
Các thiết bị bạn cần để mở quán cà phê rất quan trọng. Đây là nền tảng cho mọi hoạt động của quán về sau. Thiếu sót trong khâu chuẩn bị thiết bị thậm chí có thể dẫn đến không thể kinh doanh và không bán được hàng.
Hãy cố gắng tìm kiếm những thiết bị chất lượng cao, đáng tin cậy vì chúng sẽ được sử dụng trong một thời gian rất dài. Bạn có thể xem qua các bài đánh giá về các thiết bị trước khi quyết định mua chúng. Dưới đây là một số thiết bị cần được xem xét cho quán cafe của bạn:
- Máy pha cà phê
- Máy xay cà phê
- Máy xay sinh tố
- Lò nướng
- Tủ lạnh
- Máy làm đá
- Thùng bảo quản, chai lọ, kệ
- Máy rửa chén
- Phụ kiện trưng bày
- Chén dĩa, ly tách, …
Thông thường, các thiết bị nêu trên sẽ có tổng mức giá tối thiểu là 30 đến 40 triệu đồng.
Xem thêm: Các thiết bị nhất định phải có khi kinh doanh nhà hàng
3. Chi phí nguyên vật liệu
Đây là chi phí dành cho những nguyên vật liệu giúp bạn tạo ra những ly cà phê ngon. Bao gồm các nguyên liệu, thực phẩm tạo nên đồ uống theo thực đơn và các sản phẩm giấy, nhựa như ly, cốc, nắp đậy, khăn giấy, ống hút, túi đựng cà phê mang đi,..
Chi phí cho nguyên vật liệu không nên vượt quá 25-40% doanh thu mỗi tháng, bạn có thể dựa vào menu thức uống để ước lượng chi phí những nguyên vật liệu cần thiết.
4. Chi phí thuê nhân viên – Chi phí duy trì quán cafe không thể thiếu
Bạn phải tính toán đến chi phí dành cho nhân viên của mình, bao gồm: tiền lương, thưởng và các phúc lợi. Ngoài ra, bạn cần phải suy nghĩ thêm về chi phí đào tạo và đồng phục nếu có.
Hãy nhớ rằng bạn cũng là một nhân viên của quán cafe này. Do đó, bạn sẽ cần phải tính luôn tiền lương của mình vào chi phí thuê nhân viên.
Mức lương nhân viên trung bình hiện nay tại các quán cafe là 15.000 VNĐ/giờ đối với part-time và 5 – 8.000.000 VNĐ đối với full-time.
5. Chi phí quảng cáo, tiếp thị
Chắc chắn bạn cần phải có kế hoạch cụ thể cho chi phí tiếp thị bao gồm logo, bảng chỉ dẫn, danh thiếp, thiết kế trang web, … để tăng độ nhận diện thương hiệu của quán. Tận dụng tối đa lợi thế của mạng xã hội bằng cách quảng bá trên Facebook, Instagram, Zalo, …
Về sau, bạn có thể tăng hiệu quả PR bằng một số quảng cáo trả phí trên mạng xã hội. Ngoài ra, chi phí hợp tác với các ứng dụng giao hàng như Foody, Grab, Baemin, … cũng rất đáng để cân nhắc.
6. Chi phí mua hệ thống POS cho quán cafe
Nhiều người quên mất tính hệ thống POS vào trong tổng chi phí mở quán cafe, nhưng thực tế, đây lại là một phần chi tiêu quan trọng và không thể thiếu. Một hệ thống POS chất lượng có thể làm cho mọi giao dịch của bạn trơn tru và bớt phức tạp hơn một chút. Một hệ thống POS là viết tắt của “điểm bán hàng” (Point of sale) – một sự giúp đỡ cho việc theo dõi tất cả mọi thứ từ các giao dịch bán hàng cho đến hàng tồn kho.
Xem thêm: Hệ thống POS cho nhà hàng có thể tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp bạn như thế nào?
Đối với một quán cafe vừa đi vào kinh doanh, điều quan trọng nhất khi chọn mua một hệ thống POS là phải tiết kiệm chi phí nhưng vẫn tương đối dễ hiểu và dễ sử dụng, đó là lý do tại sao chúng tôi đề xuất LOOP Smart POS – Công nghệ quản lý đến từ Singapore.
Sự khác biệt lớn nhất của LOOP Smart POS với các phần mềm quản lý quán cafe phổ biến hiện nay là:
- Áp dụng công nghệ tiên tiến nhất
- Hệ thống thiết bị POS được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng nhưng vẫn hiện đại và đẹp mắt
- Quản lý tất cả chỉ trên một nền tảng
- Tích hợp nhiều bên thứ 3
- Nhận diện khuôn mặt khách hàng bằng công nghệ AI
Hãy trải nghiệm phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe miễn phí của LOOP Smart POS tại đây:
LOOP SMART POS – NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN GIÚP QUẢN LÝ NHÀ HÀNG, QUÁN CAFE, TRÀ CHANH THÔNG MINH ĐẾN TỪ SINGAPORE
Website: https://loop.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/loop_smart_pos
Facebook: https://www.facebook.com/loopvn
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCLsOvKAHX2dSnf-8Q6y0Ylw
Email: cs@loop.vn
Hotline: 1900633470