Kinh doanh F&B nói chung và kinh doanh nhà hàng, ẩm thực nói riêng vẫn luôn được xem là lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận. Do đó, số lượng nhà hàng, quán ăn liên tục được mở ra khắp nơi. Tuy nhiên, để tồn tại và thành công trong lĩnh vực này không phải chuyện dễ dàng. Bài viết hôm nay LOOP xin chia sẻ những lưu ý khi mở nhà hàng giúp bạn tiến gần với thành công hơn.
Mục lục bài viết
Xác định mô hình kinh doanh
Khi bạn có ý định mở nhà hàng, bước đầu tiên bạn cần xác định rõ mô hình kinh doanh của nhà hàng mình là gì, sau đó mới đưa ra những chiến lược nhằm thu hút khách hàng. Bạn muốn mở nhà hàng chay, nhà hàng hải sản, nhà hàng lẩu, nướng hay buffet? Phân khúc khách hàng bạn hướng tới là cao cấp, tầm trung hay khách hàng bình dân? Phong cách nhà hàng của bạn sẽ theo phong cách Pháp, Trung Hoa, Nhật Bản,… hay Việt Nam?
Sau khi lựa chọn được mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp, bước tiếp theo bạn cần nghiên cứu thị trường và xác định được khách hàng bạn sẽ phục vụ là ai và họ cần những gì, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
Chuẩn bị vốn mở nhà hàng
Trong kinh doanh, tất nhiên vốn là yếu tố quan trọng nhất. Bạn cần xác định số vốn đang có và nguồn vốn cần có để phù hợp với mô hình kinh doanh mà bạn đã xác định trước đó.
Trường hợp nguồn vốn cá nhân không đủ đáp ứng thì bạn cần lên kế hoạch vay ngân hàng hoặc tìm các nhà đầu tư. Để dễ dàng hơn trong việc thuyết phục nhà đầu tư, bạn nên lập một bảng dự tính các chi phí cần thiết để mở nhà hàng.
Xem thêm: Mở Nhà Hàng Cần Những Loại Chi Phí Gì?
Tìm mặt bằng mở nhà hàng
Thêm một yếu tố rất quan trọng quyết định tính thành bại của mô hình kinh doanh nhà hàng nữa chính là mặt bằng. Dù bạn đã xác định đúng khách hàng mục tiêu nhưng vị trí không phù cũng cũng sẽ khiến công việc kinh doanh của bạn tiến tới thất bại.
Khi chọn mặt bằng mở nhà hàng bạn cần lưu ý chọn những nơi là khu vực mà khách hàng của bạn thường xuyên lui tới, có giao thông thuận tiện cho việc đi lại, hoặc khu vực đông dân cư,…
Lựa chọn phong cách thiết kế cho nhà hàng
Việc nhà hàng, quán ăn ngày nay mọc lên như nấm làm tăng sự cạnh tranh, đòi hỏi bạn cần tạo ra sự độc đáo và ấn tượng riêng cho mô hình nhà hàng của mình. Không gian nội thất bên trong nhà hàng cần phải được phân chia hợp lý, tận dụng tối đa từng phần diện tích. Bạn có thể đi theo một phong cách nhất định nào đó hoặc kết hợp, sáng tạo ra một phong cách riêng nhưng cũng cần đảm bảo phong cách đó mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Xem thêm: Các Mô Hình Nhà Hàng Đẹp Thu Hút Thực Khách
Thiết kế menu phù hợp với mô hình nhà hàng
Xây dựng menu nhà hàng cũng là một bước vô cùng quan trọng khi bạn mở nhà hàng. Menu không đơn thuần chỉ là thông tin về món ăn, giá cả mà còn là yếu tố góp phần tạo nên nét độc đáo cho nhà hàng.
Khi xây dựng menu cho nhà hàng, bạn cần lưu ý
- Thực đơn độc đáo, phù hợp với khách hàng mục tiêu.
- Bắt kịp xu hướng với thị trường nhưng vẫn tạo được nét riêng của nhà hàng
- Giá trên menu cần đảm bảo cân đối với giữa chi phí nguyên liệu và phân khúc khách hàng.
- Thiết kế menu bắt mắt, nổi bật được những món ăn đặc sắc nhất của nhà hàng.
Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị cho nhà hàng
Sau khi đã lựa chọn được địa điểm kinh doanh, phong cách của nhà hàng, bước tiếp tới bạn cần lên danh sách các dụng cụ, thiết bị cần thiết cho nhà hàng. Bởi đây là yếu tố không thể thiếu trong nhà hàng. Bạn cần ước lượng được lượng khách tối đa mà bạn sẽ phục vụ để tính toán được những thiết bị, dụng cụ cần thiết.
Những trang thiết bị cơ bản không thể thiếu như bàn, ghế, tủ lạnh, tủ đông, bếp, phần mềm quản lý nhà hàng,…
Tìm nhà cung cấp nguyên liệu uy tín
Chất lượng thực phẩm của nhà hàng sẽ quyết định đến chất lượng dịch vụ mà nhà hàng mang lại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới danh tiếng của nhà hàng, thậm chí ảnh hưởng tới sự tồn tại của nhà hàng.
Vì vậy bạn cần tìm các nhà cung cấp thực phẩm sạch, có uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời đảm bảo cân bằng giá nguyên liệu đầu vào.
Tuyển dụng và đào tạo nhân sự
Quy mô của nhà hàng sẽ quyết định bạn nên tuyển số lượng bao nhiêu nhân viên. Những bộ phận chính thường thấy trong nhà hàng như quản lý, đầu bếp, thu nhân, phục vụ, bảo vệ,… Nhân viên đặc biệt là vị trí phục vụ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, là người mang đến chất lượng dịch vụ của nhà hàng tới khách hàng. Đây cũng được coi là bộ mặt của nhà hàng, vì thế bạn cần tuyển dụng thật kỹ lưỡng từng bộ phận.
Đăng ký giấy phép kinh doanh
Kinh doanh bất kỳ loại hình gì bạn cũng cần có giấy phép kinh doanh. Đặc biệt đối với kinh doanh nhà hàng, quán ăn bạn cần có các giấy phép liên quan tới vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra bạn cũng cần đảm bảo một số thủ tục, giấy tờ liên quan để tránh những rắc rối không đáng có.
Lên kế hoạch marketing cho nhà hàng
Kế hoạch marketing của nhà hàng sẽ được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu về hành vi của khách hàng mục tiêu. Từ đó chạy các chương trình ưu đãi, truyền tải thông điệp hấp dẫn, tạo ra sự độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng.
Bạn có thể tiếp cận khách hàng của mình qua các kênh online như social media, digital, làm viral,… Hoặc tiếp cận qua các kênh truyền thống như sử dụng banner, bandroll,…
Xem thêm: 10 Ý Tưởng Marketing Cho Nhà Hàng Năm 2021
Hy vọng với những lưu ý trên đây sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị kỹ càng hơn khi lên kế hoạch mở nhà hàng. LOOP chúc bạn sớm gặt hái được thành công!