Xu hướng chuyển đổi số năm 2022

Xu hướng chuyển đổi số 2022

Từ sau đại dịch Covid, các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng dần chuyển sang xu hướng chuyển đổi số. Cơn sóng chuyển đổi số mạnh nhất từ năm 2022, vậy xu hướng chuyển đổi số năm 2022 như thế nào? Hãy cùng LOOP tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Internet và 5g phủ sóng mạnh mẽ (IoT)

Xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam ra đa dạng, một trong những xu hướng đầu tiên đó là Internet và 5G phủ sống mạnh mẽ, xu hướng này còn có tên gọi là IoT. Bởi thời kỳ công nghệ 4.0 con người dùng internet để tìm hiểu và chia sẻ thông tin cho nhau, qua đó nhu cầu như: mua sắm, mua bán cũng diễn ra. 

Xu hướng chuyển đổi số: 5G và Internet phủ sóng toàn cầu
Nguồn: vietnamplus.vn

Trong tương lai, mạng Internet 5G sẽ thay thế 4G, 3G, 2G. Trong hoạt động kinh doanh, sản xuất việc sử dụng mạng Internet 5G và IoT vô cùng mạnh mẽ, đây là xu hướng chuyển đổi số năm 2022. Xu hướng chuyển đổi số Internet và 5G đã được nhiều công ty áp dụng và đã thành công. 

2. Bảo mật dữ liệu và an ninh mạng được quan tâm hơn

Kể từ khi Đại dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng và được kiểm soát, xu hướng làm việc online và kinh doanh online hoạt động mạnh mẽ. Chính điều này đã khiến cho việc dữ liệu doanh nghiệp gặp phải thách thức lớn là bị rò rỉ thông tin bảo mật trên internet. Vấn đề đặt ra là cần phải có phương pháp bảo mật thông tin. 

Đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam việc áp dụng các giải pháp công nghệ bảo mật dữ liệu và an ninh mạng là rất cần thiết và cần được quan tâm hơn. Hiện nay, khi thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp sẽ sử dụng dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo AI để tránh trường hợp bị lộ thông tin và phòng rủi ro an ninh mạng xảy ra.

Xu hướng chuyển đổi số: Quản trị an ninh mạng chú trọng hơn
Nguồn: vietsunshine.com.vn

Dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo Ai là hai công nghệ được áp dụng phổ biến giúp thăm dò, nhận diện, phát hiện và cảnh báo rủi ro lộ thông tin mạng. Hai loại công nghệ này phân tích, cập nhật dữ liệu siêu nhanh chóng và chính xác cung cấp nguồn thông tin đầy đủ, kịp thời để các doanh nghiệp bảo vệ thông tin bảo mật của mình. 

Trong công cuộc phòng chống, ngăn chặn rủi ro an ninh mạng thì hai công nghệ sử dụng tiên phong, bởi tính chính xác, nhanh nhạy hơn rất nhiều so với thao tác thủ công. Điều này rất có lợi cho những doanh nghiệp có số lượng dữ liệu lớn và những doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu hụt nhân lực trong công tác chuyển đổi số.

3. Điện toán đám mây (Cloud)

Điện toán đám mây (Cloud) là cái tên không còn xa lạ trong thời kỳ 4.0. Xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam không thể thiếu áp dụng điện toán đám mây. 

Điện toán đám mây (Cloud) là mô hình hiện đại, cho phép doanh nghiệp lưu trữ, quản lý dữ liệu, khôi phục dữ liệu khi gặp sự cố. Ngoài ra, công nghệ Cloud này cho phép người dùng phân tích và khai thác thông tin dựa trên nền tảng Internet. Từ đó, xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp trên điện toán đám mây trở nên sôi nổi hơn. 

Xu hướng chuyển đổi số: Điện toán đám mây
Nguồn: longvan.net

Chuyển đổi số bằng điện toán đám mây cũng mang hai mặt tích cực và hạn chế, như: 

  • Nâng cao năng suất làm việc: mọi thông tin, dữ liệu được lưu trữ cùng 1 hệ thống, giúp dễ dàng quản lý và kiểm soát, nhờ đó đánh giá được hiệu quả công việc đã làm. Ngoài ra, điện toán đám mây giúp doanh nghiệp theo dõi chi phí trong kinh doanh nhằm tối ưu hóa tốt nhất.
  • Mang lại thách thức lớn: công nghệ điện toán đám mây (Cloud) ngày càng trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi doanh nghiệp chú trọng hơn về cách sử dụng và quản lý. Thách thức lớn đối với các doanh nghiệp đó là phải tìm kiếm giải pháp tự động hóa để quản lý hiệu quả nhiều môi trường đám mây khác nhau. 

4. Kinh doanh một cách tự động hóa

Xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp theo hướng kinh doanh một cách tự động hóa (còn gọi là BPA), chính là sử dụng phần mềm số kết nối với các cổng thông tin của doanh nghiệp để điều khiển tự động nhiều bước công việc trùng lặp nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của từng công ty. 

Xu hướng chuyển đổi số: Kinh doanh tự động hóa
Nguồn: doanhnhansaigon.vn

Xu hướng chuyển đổi số theo phương pháp này rất phức tạp. Nhằm mục đích tự động hóa quy trình làm việc nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra, cải thiện hiệu năng làm việc, và mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng. 

5. Thanh toán không chạm

Xu hướng chuyển đối số theo hướng thanh toán không chạm là phương pháp thanh toán kỹ thuật số thanh toán không tiếp xúc. Xu hướng này được áp dụng phổ biến tại Việt Nam, mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng khi thanh toán, cực kỳ tiện lợi trong thanh toán và thúc đẩy nhu cầu mua sắm ở khách hàng.

Thanh toán không chạm hiện nay là các ví điện tử như: Momo, ZaloPay, VNPay, ShopeePay,…

6. Điều khiển mọi thứ bằng dữ liệu

Trong cuộc cách mạng chuyển đổi số 4.0, việc bùng nổ dữ liệu xảy ra trên toàn cầu. Nền tảng Internet giúp người dùng tìm kiếm thông tin đa dạng, đa chiều và nhanh chóng. 

Xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp tại Việt Nam bằng phương pháp điều khiển mọi thứ bằng dữ liệu chính là sử dụng trí tuệ nhân tạo Ai để phân tích dữ liệu, dựa vào kết quả phân tích mà doanh nghiệp sẽ áp dụng để lên kế hoạch kinh doanh. 

Mục đích của xu hướng này là cải thiện kết quả kinh doanh, thúc đẩy doanh thu và giảm chi phí. 

7. Nền tảng dữ liệu khách hàng

Nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP) là nguồn dữ liệu cực kỳ quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng được tệp khách hàng. Dựa vào dữ liệu khách hàng để lên chiến dịch truyền thông, tiếp thị và marketing. Từ đó thấu hiểu và rút ngắn khoảng cách với khách hàng, mở rộng thương hiệu và gia tăng hiệu quả kinh doanh. 

Xu hướng chuyển đổi số:  Nền tảng dữ liệu khách hàng
Nguồn: gimasys.com

Các doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng nền tảng dữ liệu khách hàng vào bộ phận tiếp thị, bộ phận tài chính và công nghệ thông tin để có cái nhìn toàn cảnh về khách hàng. Từ đó đưa ra quyết định chính xác về dịch vụ, sản phẩm và chính sách chăm sóc khách hàng.

8. Làm việc mọi lúc mọi nơi (Hybrid Working)

Xu hướng làm việc mọi lúc mọi nơi được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam ngay sau khi Đại dịch Covid-19 bùng nổ. Xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam năm 2022 được áp dụng mô hình này, cho phép nhân viên làm việc theo hình thức trực tiếp tại nhà và tại văn phòng.

Mô hình chuyển đổi này mang đến sự linh hoạt trong việc thích ứng với hoàn cảnh cũng như sự tiện lợi trong giải quyết công việc so với cách làm việc hoàn toàn tại văn phòng. Xu hướng chuyển đối số trên thế giới đã áp dụng làm việc mọi lúc mọi nơi từ rất lâu và nhận được sự đồng thuận cao từ nhân viên.

Chuyển đổi số doanh nghiệp chính là xu thế bắt buộc hiện nay, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi quy trình làm việc, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh và tiếp cận, mở rộng tệp khách hàng của mỗi doanh nghiệp. Với 8 xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp tại Việt Nam mà LOOP chia sẻ hy vọng sẽ giúp cho các doanh nghiệp tham khảo để đưa ra những quyết định đúng trong chiến lược kinh doanh, và thành công trong công cuộc chuyển đổi số doanh nghiệp.

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x