Đối với ngành F&B nói chung và lĩnh vực kinh doanh nhà hàng ăn uống nói riêng, mặt bằng là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định sự thành bại của mô hình kinh doanh. Chính vì vậy mà việc lựa chọn mặt bằng mở nhà hàng luôn được người làm kinh doanh tính toán kỹ lưỡng.
Sau đây là 6 lưu ý khi thuê mặt bằng mở nhà hàng mà LOOP đã tổng hợp, hy vọng sẽ giúp bạn vững vàng hơn trong việc kinh doanh của mình.
Mục lục bài viết
1. Lựa chọn địa điểm thuê mặt bằng
Trước tiên bạn cần xác định đối tượng khách hàng mà mình muốn phục vụ, từ đó lên kế hoạch tìm địa điểm phù hợp để thuê.
Trường hợp bạn muốn kinh doanh hướng tới phân khúc khách hàng là nhân viên văn phòng, bạn cần thuê mặt bằng gần những khu tòa nhà văn phòng, các trung tâm thương mại,… Hoặc bạn muốn hướng tới phục vụ đối tượng học sinh, sinh viên thì bạn cần thuê mặt bằng gần khu vực trường học hay các khu ký túc xá sinh viên,… Bạn cũng cần ưu tiên những khu vực đông dân cư sinh sống, gần các trung tâm thương mại và giao thông thuận lợi, nhiều người qua lại.
Bên cạnh đó bạn cũng nên cân nhắc tài chính của mình, vì mặt bằng càng đẹp thì chi phí càng cao.
2. Tính toán không gian, diện tích mặt bằng
Diện tích mặt bằng cần phù hợp với số lượng khách hàng mà bạn muốn phục vụ, không cần quá rộng, cũng không được quá nhỏ. Đặc biệt cần có không gian đậu xe nhằm thuận tiện cho khách hàng nhất là trong những giờ cao điểm.
Bên cạnh đó, không gian bên trong nhà hàng cũng cần đáp ứng đủ ánh sáng, thoáng đãng để khách hàng có được sự thoải mái nhất khi bước vào.
3. Tính toán chi phí thuê mặt bằng mở nhà hàng
Chi phí thuê mặt bằng sẽ chiếm phần lớn vốn kinh doanh ban đầu. Sau khi tìm được mặt bằng ưng ý về địa điểm, không gian, diện tích,… thì chi phí thuê sẽ là yếu tố cuối cùng để bạn quyết định liệu có nên thuê mặt bằng đó hay không. Để tránh tình trạng bị ép giá bạn nên tham khảo giá cả mặt bằng trên thị trường trước và thương lượng thật kỹ càng trước đi xuống quyết định thuê.
Xem thêm: Mở Nhà Hàng Cần Những Loại Chi Phí Gì?
Đồng thời bạn cũng cần chuẩn bị trước một kế hoạch kinh doanh dài hạn để có thể đưa ra lời đề nghị thuê lâu dài với mức giá hợp lý.
4. Ký kết hợp đồng thuê mặt bằng
Trong hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh có chứa những quy định, điều khoản ràng buộc trách nhiệm giữa bạn và người cho thuê, cũng như những quyền lợi mà mỗi bên được hưởng. Khi soạn thảo hợp đồng bạn cần soạn càng chi tiết càng tốt, trong đó những điều khoản cần làm rõ như: Thời gian thuê là bao lâu, diện tích mặt bằng là bao nhiêu, giá thuê mặt bằng bao lâu sẽ được tăng, nếu tăng thì sẽ tăng bao nhiêu phần trăm, nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng thì sẽ bồi thường bao nhiêu,…
Khi ký hợp đồng dài hạn bạn cần phải đặt cọc trước một khoản tiền. Khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn cần chi trả rất nhiều khoản. Vì vậy, hãy cố gắng thương lượng sao cho hợp lý cả hai bên để cân bằng các khoản chi tiêu.
5. Chuẩn bị đầy đủ các giấy phép kinh doanh
Khi sử dụng mặt bằng kinh doanh, để tránh những vi phạm không đáng có như lấn chiếm lòng lề đường, sử dụng các banner quảng cáo,… bạn có thể xin cấp phép một số loại giấy tờ như “giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè”,…
Xem thêm: Những Điều Cần Biết Khi Mở Nhà Hàng 2021
6. Chuẩn bị dự phòng các trường hợp bất ngờ
Trong quá trình kinh doanh tất nhiên bạn sẽ gặp những vấn đề ngoài ý muốn có thể ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của bạn như lũ lụt, ngập úng, dịch bệnh,…hoặc đường sá đi qua nhà hàng của bạn phải dựng lô cốt để tu sửa,…
Những vấn đề kể trên bạn đều không thể né tránh, nhưng bạn có thể khắc phục những tổn thất mà nó mang lại bằng những phương án dự phòng.
Xem thêm: Mở Nhà Hàng Và 5 Kinh Nghiệm Xương Máu Cần Biết