Kinh Nghiệm Mở Quán Nhậu Thành Công

kinh nghiệm mở quán nhậu thành công

Mở quán nhậu cần bao nhiêu vốn? Làm sao để kinh doanh quán nhậu thành công? Kinh nghiệm mở quán nhậu? Là ba trong số rất nhiều câu hỏi mà phần lớn những ai muốn kinh doanh quán nhậu đang thắc mắc. Cho dù là mở quán nhậu vỉa hè, hay kinh doanh một nhà hàng đồ nhậu sang trọng có quy mô lớn, thì việc xác định cần chuẩn bị những gì, số tiền vốn đầu tư là bao nhiêu… là những bước khởi đầu hết sức quan trọng. Vậy mở quán nhậu cần chuẩn bị những gì?

Ba điều kiện mở quán nhậu thành công

Nếu bạn quyết định mở quán nhậu vì trào lưu, thấy người khác làm được thì mình cũng sẽ thành công,… thì nên dừng lại ngay nhé. Bạn nên nhớ một điều kinh doanh ăn uống không phải trò chơi, hoàn toàn không dễ dàng như bạn lầm tưởng.

Phải thực sự có kiến thức và nhiệt huyết thì hãy tham gia. Giả sử bạn là người không thích bia rượu, nhậu nhẹt, thì kinh doanh quán nhậu không dành cho bạn. Và nếu bạn thích sự yên tĩnh thì nên thay quán nhậu bằng cafe sách sẽ hợp lý hơn.

Tiếp theo là bạn phải có được một menu thực đơn ngon, lạ. Có như vậy thì thực khách mới đến và quay trở lại với bạn, chứ không thì họ chỉ đến một lần rồi quên ngay. Menu món nhậu cũng không cần quá sáng tạo hay trang trí cầu kỳ. Bạn chỉ cần làm thật ngon các món nhậu cơ bản từ chân gà, cánh gà, heo quay, mực, trâu gác bếp, lòng dồi,…

Thứ ba là yếu tố địa điểm kinh doanh quán nhậu, đây là yếu tố tiên quyết đến thành bại của quán. Nhất định phải lựa chọn những nơi gần khu đông dân cư, ngay mặt đường ngã ba ngã tư thì càng tốt. Thêm điểm nữa là có khu vực để xe rộng rãi, không làm ảnh hưởng đến dân cư xung quanh hay người đi đường.

bí quyết mở quán nhậu thành công

Cần bao nhiêu vốn để mở quán nhậu?

Thứ hai là vấn đề vốn. Sẽ chẳng thể định được bạn cần phải chi ra bao nhiêu tiền cả, vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Ví như bạn muốn diện tích quán rộng thì tiền thuê mặt bằng sẽ đội lên; rồi muốn quán có nhân viên kinh nghiệm “cứng” thì tiền lương bạn phải trả sẽ không thể thấp được; hay bạn muốn quán mình có nhiều món ngon, lạ thì phải chi nhiều tiền để thuê đầu bếp giỏi – đương nhiên tiền thuê họ phải cao rồi, có khi lên đến hàng chục triệu/ tháng ấy chứ,…

Cứ mỗi khoản đội lên một chút thì tổng chi phí sẽ đội lên rất nhiều. Vậy nên, bạn phải suy tính cẩn thận trước khi quyết định có nên mở quán nhậu hay không.

Xem thêm: Mở Nhà Hàng Cần Những Loại Chi Phí Gì?

Mở quán nhậu cần chuẩn bị những gì?

Có 4 yếu tố cần xem xét rõ là vốn, nhân viên, vấn đề về pháp lý, tiếp thị – quảng cáo.

Cần chuẩn bị vốn: Mức vốn ban đầu để khởi sự kinh doanh quán nhậu là tối thiểu 100 – 150 triệu đồng chi cho các khoản sau.

  • Tiền đặt cọc thuê mặt bằng;
  • Thiết kế, sửa chữa và trang trí;
  • Sắm bàn ghế, tủ;
  • Mua các thiết bị, công cụ, tủ lạnh, bếp nấu, ly, bát, đũa,….;
  • Tiền lương nhân viên, phục, vụ, đầu bếp, trông xe, thu ngân, quản lý,….;

Bạn cũng cần có khoản để riêng, duy trì cho quán trong vòng 3 tháng đầu, vì thời gian này lượng khách sẽ khá ít. Nếu nguồn vốn của bạn khá eo hẹp thì bạn nên “săn tìm” những quán nhậu khác đang sang nhượng lại thiết bị, vật dụng. Việc mua lại vật dụng sẽ tiết kiệm cho bạn một món tiền không nhỏ.

Về vấn đề nhân viên: Nếu mở quán nhậu nhỏ, bạn chỉ cần phục vụ kiêm thu ngân, một đầu bếp và một nhân viên trông xe. Sau này khi khách đông hoặc bạn muốn mở rộng quy mô thì sẽ tuyển thêm.

Tiếp theo là vấn đề pháp lý: Bạn cần nhanh chóng tới phường, xã nơi bạn chọn mở quán để hoàn tất các thủ tục pháp lý, xin giấy phép kinh doanh. Nếu bạn mở quán nhậu bình dân thì sẽ đóng thuế theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể. Còn nếu quán nhậu lớn, vốn lớn, lượng nhân viên nhiều thì sẽ đóng thuế theo hình thức Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH MTV hoặc Công ty TNHH tùy bạn đăng ký theo hình thức nào.

Tiếp thị – quảng cáo: Trước ngày khai trương 1 – 2 tuần cần chuẩn bị băng rôn, lẵng hoa treo trước cửa quán. Trên băng rôn sẽ bắt đầu với dòng chữ “Tưng bừng khai trương, rộn ràng ưu đãi lên đến… , tiếp đó là tới thông tin khuyến mãi của quán như “Gọi 5 chai bia tính tiền 4,…” “Chọn một món, tặng một món…” hay “Uống 2 tặng 1”,… thật bắt mắt để thu hút khách tới quán. Trong ngày khai trương, nên chuẩn bị thêm các chương trình ưu đãi, livestream trò chơi hay vòng quay may mắn để tăng sự thu hút tới khách hàng.

Xem thêm: Những Điều Cần Biết Khi Mở Nhà Hàng 2021

Mở quán nhậu: Thủ tục cần thiết là gì?

Kinh doanh quán nhậu cũng tuỳ thuộc hình thức quán ăn, nếu bạn không chứng minh quán mình đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thì chẳng thực khách nào yên tâm khi ghé quán.

Các quy định, thủ tục bắt buộc trong hoạt động sản xuất thực phẩm và kinh doanh lĩnh vực ăn uống:

  • Theo quy định, các hoạt động sản xuất, buôn bán, kinh doanh lĩnh vực liên quan tới thực phẩm, ẩm thực cần phải có giấy phép kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật nhà nước Việt Nam.
  • Căn cứ theo Quyết định 43/2005/QĐ-BYT do Bộ Y Tế ban hành ngày 20/12/2005, tất cả các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và sản xuất thực phẩm tại Việt Nam đều phải có giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với ngành nghề mình đăng ký kinh doanh.

bí quyết kinh doanh quán nhậu

Xin giấy chứng nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Nhiều quán nhậu lớn dán bản sao giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm tại vị trí dễ nhìn nhất trong quán, đầu tiên là để cho các cơ quan quản lý tới kiểm tra, thứ hai là đây coi như là minh chứng đồ ăn, thực phẩm quán cung cấp đều là hàng đảm bảo an toàn, giúp khách an tâm và tin tưởng hơn.

Để hướng dẫn thực hiện luật An toàn thực phẩm do Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, Bộ Y tế đã ban hành Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 và chính thức có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01-07-2011. Theo đó, tất cả các cá nhân, tổ chức, công ty, đơn vị sản xuất và kinh doanh lĩnh vực liên quan tới thực phẩm đều phải có Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm mới được tham gia kinh doanh.

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 3 năm tính từ ngày đơn vị chính thức hoạt động. Nếu cơ sở nào cố tình không thực hiện đúng quy định, sẽ bị phạt theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính vi phạm an toàn thực phẩm của Chính phủ. Theo đó, mức phạt cảnh cáo tới đóng cửa, riêng mức phạt hành chính còn lên tới là 200 triệu.

quản lý mở quán nhậu

Quản lý quán nhậu bằng phần mềm

Một yếu tố tưởng như nhỏ bé nhưng lại góp phần quan trọng vào thành công trong kinh doanh ăn uống đó là phần mềm quản lý quán ăn, nhà hàng.

Phần mềm quản lý nhà hàng tốt sẽ trợ giúp bạn phục vụ nhanh chóng và chuyên nghiệp, hạn chế tối đa nhầm lẫn order và người quản lý có thể dễ dàng bao quát cả nhà hàng.

Xem thêm: Top 5 Phần Mềm Quản Lý Nhà Hàng, Quán Cafe Được Tin Dùng Nhất 2021

Sau thời gian dài nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Mới đây, LOOP đã phát hành phần mềm LOOP Smart POS tích hợp vào máy bán hàng, giúp bạn tự động hóa quy trình phục vụ, chế biến, thu ngân cho nhà hàng.

  • Lên order cho khách nhanh chóng: Nhân viên phục vụ có thể xem sơ đồ bàn trực quan theo phòng, tầng để xếp bàn cho khách, lấy yêu cầu gọi món của khách ngay trên thiết bị cầm tay như tablet.
  • Không sai sót, nhầm lẫn order: Phiếu gọi món từ nhân viên order sẽ chuyển thẳng đến quầy bar/ bếp và chế biến.
  • Thanh toán chính xác, nhanh chóng: Khi nhân viên phục vụ gửi yêu cầu thanh toán, hóa đơn sẽ được tự động chuyển sang danh sách chờ thanh toán giúp thu ngân dễ dàng biết bàn nào đang cần thanh toán để tính tiền cho khách.
  • Xem báo cáo kinh doanh mọi lúc mọi nơi: Quản lý nhà hàng có thể xem báo cáo về tình hình kinh doanh, bao quát hoạt động của nhà hàng qua ứng dụng bất cứ lúc nào.
  • Không còn lo lắng về thất thoát nguyên liệu, tránh tình trạng nguyên liệu “không cánh mà bay”.
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x