9 Kinh Nghiệm Xương Máu Khi Mở Nhà Hàng

9 kinh nghiệm xương máu mở nhà hàng

Ngành F&B nói chung và kinh doanh nhà hàng nói riêng vẫn luôn là ngành chưa bao giờ hết hot, vì ăn uống là nhu cầu cơ bản hàng ngày và không thể thiếu của con người. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống ra đời. Tuy nhiên sự cạnh tranh trong lĩnh vực này lại vô cùng gay gắt, đòi hỏi người kinh doanh phải hiểu rõ về thị trường, cũng như sở hữu các kiến thức cần thiết để phát triển việc kinh doanh của mình. Sau đây LOOP sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm xương máu khi bạn có ý định mở nhà hàng.

1. Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp

Nói về mô hình kinh doanh nhà hàng thì có rất nhiều hình thức cho bạn lựa chọn. Điển hình như: nhà hàng cao cấp, nhà hàng bình dân, nhà hàng chay, nhà hàng buffet, nhà hàng lẩu, nhà hàng hải sản, nhà hàng tiệc cưới,… Mở một nhà hàng rồi phát triển nó bạn cần có kế hoạch và lộ trình cụ thể nên bạn cần chọn một mô hình nhất định và theo đuổi nó ngay từ đầu.

Bởi nhẽ con người luôn có xu hướng yêu thích những điều mới lạ. Nên ngoài các mô hình kinh doanh phổ biến trên thị trường, bạn cũng có thể tự sáng tạo ra một mô hình với phong cách riêng nhằm thu hút khách hàng. 

Xem thêm: Những Điều cần Biết Khi Mở Nhà Hàng

2. Nghiên cứu thị trường trước khi mở nhà hàng

Với bất kỳ mô hình kinh doanh nào, bạn cũng cần phải nghiên cứu thị trường để quyết định xem nhóm khách hàng bạn muốn hướng tới là ai. Từ đó lập kế hoạch với những chiến lược và hướng đi tiếp theo. Việc xác định được đối tượng khách hàng cũng giúp bạn phục vụ nhóm khách hàng đó tốt hơn. 

Bạn cần xây dựng chân dung khách hàng của mình với nhiều yếu tố như: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, sở thích ăn uống,… Mỗi nhóm khách hàng sẽ có những yêu cầu khác nhau khi lựa chọn nơi ăn uống nên bạn cần dựa trên các kết quả nghiên cứu để lên kế hoạch cho phù hợp.

Song song với việc nghiên cứu thị trường, bạn cũng cần nghiên cứu về các hoạt động của đối thủ cạnh tranh để vừa học hỏi nhưng cũng vừa có kế hoạch để chiếm được thị phần.

kinh nghiệm khi mở nhà hàng

3. Chuẩn bị vốn mở nhà hàng

Vốn là yếu tố quan trọng đầu tiên khi bạn bắt tay vào làm kinh doanh. Với loại hình kinh doanh nhà hàng, số vốn nhiều hay ít còn tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng. Với những mô hình nhà hàng cao cấp, nhà hàng tiệc cưới, chi phí ban đầu có thể lên tới hàng tỷ đồng. Nhưng với một nhà hàng bình dân thì vốn ban đầu có thể chỉ từ 200 – 300 triệu, thậm chí thấp hơn nhiều.

Để tính toán được chi tiết hơn bạn nên làm một bảng dự toán, ước tính các khoản cần chi như tiền cọc mặt bằng, tiền trang trí nội thất, tiền mua dụng cụ, thiết bị, tiền mua nguyên vật liệu, tiền thuê nhân viên, đầu bếp,…

Xem thêm: Mở Nhà Hàng Cần Những Loại Chi Phí Gì?

4. Thuê mặt bằng mở nhà hàng

Lựa chọn vị trí mở nhà hàng

Địa điểm bạn dự kiến mở nhà hàng sẽ được xác định dựa vào nhóm đối tượng khách hàng mà nhà hàng sẽ phục vụ chính. Ví dụ bạn mở nhà hàng phục vụ cho đối tượng nhân viên văn phòng thì bạn nên mở nhà hàng gần các khu cao ốc văn phòng, hoặc nhà hàng của bạn hướng tới phục vụ đối tượng học sinh, sinh viên thì bạn nên đặt nhà hàng tại các khu trường học, ký túc xá,…

Một điều cần lưu ý khi tìm địa điểm mở nhà hàng là bạn cần tìm hiểu kỹ khu vực đó đã xuất hiện những mô hình tương tự với bạn hay chưa. Tục ngữ xưa có câu “buôn có bạn, bán có phường”, nếu khu vực bạn dự định mở nhà hàng đã xuất hiện các mô hình tương tự thì bạn cũng có thể mở nhà hàng của mình ở khu vực đó để tạo thêm sự lựa chọn cho khách hàng. Tuy nhiên, để cạnh tranh với họ, bạn cần phải làm tốt hơn.

Diện tích và không gian mặt bằng

Để thực khách tới nhà hàng có được cảm giác thoải mái nhất có thể, bạn nên lựa chọn những mặt bằng thông thoáng và đủ ánh sáng. Bên cạnh đó bạn cũng nên chú ý tới các yếu tố khác như nhà hàng phải có chỗ để xe rộng rãi, khu vực xung quanh nhà hàng cũng cần đảm bảo an ninh,…

kinh nghiệm mở nhà hàng

Chi phí thuê mặt bằng

Giá thuê mặt bằng thường sẽ phụ thuộc vào vị trí địa lý, ở các khu vực trung tâm thì giá sẽ rất cao, còn khu vực ngoài thành thì giá thành lại rất hợp lý. Hoặc giá thuê mặt bằng cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố giao thông qua lại ở vị trí đó có thuận tiện hay không. Nếu bạn biết cách làm marketing, thu hút khách hàng thì bạn hoàn toàn có thể biến những bất lợi của mặt bằng trở thành lợi thế. Từ đó tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng mở nhà hàng.

5. Thiết kế không gian cho nhà hàng

Phong cách thiết kế của nhà hàng không những là yếu tố tạo nên nét độc đáo riêng cho nhà hàng nhằm thu hút khách hàng, mà còn là yếu tố nổi bật giúp bạn cạnh tranh với các đối thủ. Rất nhiều mô hình nhà hàng không thực sự có những món ăn ngon nhưng lại thu hút khách hàng bởi các nét đặc sắc trong phong cách thiết kế. 

Khi thiết kế phong cách cho nhà hàng, bạn cần chú ý cả phần ngoại thất lẫn nội thất. Bạn cần tạo sự hài hòa từ kiểu dáng bàn ghế, màu sắc tường, ánh sáng đèn, các vật trang trí nội thất,… Sự hài hòa của không gian cũng có thể làm món ăn của nhà hàng trở nên hấp dẫn hơn.

6. Thiết kế menu nhà hàng

Cân đối giá bán và định lượng món ăn

Khác với các sản phẩm bán lẻ khác, giá bán của món ăn trong nhà hàng sẽ phụ thuộc vào người chủ nhà hàng quyết định. Tuy nhiên, chính vì vậy mà đây là bước mà bạn đau đầu nhất vì nếu giá bán không hợp lý, bạn sẽ mất đi khách hàng của mình. Thông thường giá trên menu sẽ cao hơn giá nguyên vật liệu từ 30 – 35%. Có nhiều yếu tố sẽ tác động tới nguồn nguyên liệu như mùa vụ, bệnh dịch, chính sách của nhà nước,… nên bạn cần theo dõi để có những sự điều chỉnh hợp lý.

Bên cạnh cân đối về giá, bạn cũng cần cân đối về định lượng món ăn sao cho hợp lý. Nếu phần ăn quá nhiều sẽ gây lãng phí, hoặc quá ít thì khách hàng sẽ cảm thấy bất mãn mà không quay lại vào lần sau.

Thiết kế menu nhà hàng đẹp

Thiết kế menu nhà hàng cũng cần phải đồng bộ với phong cách thiết kế của nhà hàng. Việc sắp xếp các món ăn trong menu cũng cần phải thật khoa học và tiện lợi cho khách hàng. Cách đặt tên món ăn cũng là một chiêu thức để tạo sự độc đáo và cuốn hút đối với thực khách.

7. Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp

Khi tuyển dụng nhân viên cho nhà hàng, bạn cần phải xác định trước những phần công việc mà nhân viên đó sẽ đảm nhận. Dù nhà hàng có quy mô như thế nào thì cung cách phục vụ của đội ngũ nhân viên vẫn luôn cần phải chuyên nghiệp, kể cả nhân viên phục vụ, bảo vệ hay đầu bếp cũng yêu cầu phải hết sức chuyên nghiệp, làm tròn trách nhiệm của mình. Bởi chỉ cần một nhân viên có thái độ không tốt cũng sẽ có thể khiến khách hàng không muốn quay lại nhà hàng của bạn.

Xem thêm: 7 Công Việc Phải Trải Qua Để Trở Thành Người Quản Lý Nhà Hàng Chuyên Nghiệp

9 kinh nghiệm mở nhà hàng

8. Đảm bảo an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm là vấn đề được đặt lên hàng đầu khi kinh doanh dịch vụ ăn uống. Vì vậy bạn cần phải thật kỹ càng trong khâu lựa chọn nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào. Nhất là trong thời buổi công nghệ, truyền thông phát triển, chỉ cần nhà hàng của bạn xảy ra một vấn đề nhỏ cũng có thể dẫn tới hậu quả khôn lường.

9. Marketing hiệu quả cho nhà hàng

Với sự phát triển của công nghệ và internet như hiện nay, việc đưa những hình ảnh đẹp, những món ăn ngon từ nhà hàng của bạn đến với khách hàng không còn quá khó khăn. Có nhiều hình thức marketing, tiếp cận khách hàng khác nhau như sử dụng các kênh mạng xã hội, sử dụng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn,…

Xem thêm: 10 Ý Tưởng Marketing Cho Nhà Hàng Năm 2021 

Với những nhà hàng nhỏ hoặc chi phí đầu tư chưa nhiều, bạn có thể tận dụng các phương tiện truyền thông giá rẻ hoặc thậm chí miễn phí như: Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok,… hoặc tạo website chuẩn SEO cho nhà hàng. Với những nhà hàng có nguồn vốn đủ lớn, bạn có thể thực hiện các chiến dịch marketing dồn dập vào khách hàng nhằm xây dựng hình ảnh và tạo sự ghi nhớ trong tiềm thức của khách hàng về sự có mặt của nhà hàng.

Trên đây là 9 kinh nghiệm xương máu được LOOP tổng hợp từ những người thành công trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng ăn uống. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn mở rộng thêm kiến thức để đến gần hơn với thành công!

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x